(NB&CL) Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, với kỳ vọng sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập đang đặt ra trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như: Việc xác định phạm vi công chứng chưa thực sự phù hợp; chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều; còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề; việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại một số địa phương còn lúng túng, chưa thống nhất về chủ trương, định hướng phát triển…
Để góp phần tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Công chứng (sửa đổi), PV Báo Nhà báo và Công luận xin ghi lại một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng:
Nên quy định công chứng đối với các văn bản nội bộ doanh nghiệp
Để góp phần tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Công chứng (sửa đổi), tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số trường hợp phải công chứng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong xã hội. Tuy nhiên, các giao dịch thỏa thuận dân sự để hình thành nên doanh nghiệp hay việc mua bán, sáp nhập lại chưa được quy định, phải công chứng.
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, nhiều trường hợp thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã diễn ra. Vụ án Vạn Thịnh Phát với hàng loạt hành vi làm giả hồ sơ doanh nghiệp, lập hồ sơ vay vốn khống, thuê người đứng tên cổ phần là một trong những điển hình về tình trạng giả mạo chữ ký trong điều lệ doanh nghiệp, biên bản họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các văn bản nội bộ doanh nghiệp đã và đang diễn ra, dẫn đến nhiều vụ án liên quan và để lại hậu quả rất lớn trong thời gian qua.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) về giải thích từ ngữ thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Các quy định hiện hành về doanh nghiệp không có quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, lợi dụng các thủ tục thông thoáng về thành lập doanh nghiệp, nhiều trường hợp thành lập doanh nghiệp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn… Vì vậy, cùng với việc thúc đẩy sự phát triển về số lượng doanh nghiệp thì việc bảo đảm an toàn pháp lý và sự phát triển lành mạnh, bền vững của doanh nghiệp là rất cần thiết. Một trong những biện pháp trước tiên là cần có cơ chế bảo đảm về tính xác thực và hợp pháp của hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, cơ quan này không có cơ chế để đánh giá tính hợp pháp, xác thực các giao dịch của hồ sơ. Ví dụ như xác định những ai là cổ đông hoặc thành viên góp vốn giao dịch đó thực sự có được sự đồng thuận theo đa số của thành viên hay không, hoặc văn bản đó có đúng do các thành viên ký hay không, hay bị ký thay, giả chữ ký…
Vì vậy, với chức năng của công chứng như đã nêu ở trên thì việc quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp… như là một giải pháp hàng đầu cần được xem xét, tính đến để đảm bảo tính hợp pháp, xác thực trong thành lập doanh nghiệp.
Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau: Khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp; hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và tình trạng lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ; ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền; mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp, tránh tình trạng người đại diện theo pháp luật lạm quyền dẫn đến các giao dịch vô hiệu cũng như việc lập khống các chứng nhận cổ phần, chứng nhận góp vốn để chuyển nhượng trái pháp luật.
Một vấn đề khác nữa là hiện nay, các giao dịch hợp đồng phải công chứng còn được quy định rải rác ở các luật và các văn bản như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Vì vậy, theo tôi, luật chuyên ngành về công chứng cần có sự ghi nhận về những nội dung này để tạo sự đồng bộ.
Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật cũng như khẳng định chức năng và những lợi ích của công chứng như đã nêu ở trên, tôi đề nghị bổ sung quy định về các trường hợp phải công chứng và bổ sung trường hợp công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, các biên bản họp Hội đồng quản trị, đại hội cổ đông, hội đồng thành viên trong doanh nghiệp là trường hợp phải công chứng trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Quy định này vừa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế về công chứng, điển hình là các nước phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức…
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Hằng Nga (đoàn Trà Vinh) - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:
Cần bắt buộc công chứng điều lệ và hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Tôi thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Công chứng (sửa đổi), nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của công chứng.
Việc sửa đổi Luật Công chứng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng.
Để hoàn thiện dự thảo luật, tôi xin góp ý kiến một số vấn đề. Thứ nhất, tại Điều 18, thành lập phòng công chứng, có quy định “phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn cấp huyện chưa phát triển được văn phòng công chứng”.
Theo tôi, quy định như trong dự thảo luật chưa phù hợp với chủ trương Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công và tình hình thực tế phát triển của các địa phương. Vì hoạt động công chứng bên cạnh công chứng tư thì còn loại hình dịch vụ sự nghiệp công, nếu quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho Nhân dân có nhu cầu công chứng ở những nơi có nhu cầu và ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Thứ hai, trong dự thảo luật tại Chương V về thủ tục công chứng giao dịch, tôi đề nghị bổ sung thêm một điều quy định về công chứng điều lệ doanh nghiệp, thỏa thuận góp vốn trong việc thành lập doanh nghiệp. Theo tôi, quy định này là cần thiết, nhằm đảm bảo pháp lý cho các giao dịch quan trọng trong dân sự, kinh tế. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp là một bản hợp đồng quan trọng, có giá trị lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người, bao gồm cả thành viên góp vốn, các thành viên khác và quyền lợi của các bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những giao dịch cam kết dân sự nhằm hình thành nên doanh nghiệp cũng như việc sáp nhập, thay đổi doanh nghiệp lại chưa được quy định trong công chứng bắt buộc. Việc chứng nhận điều lệ doanh nghiệp và các văn bản thỏa thuận của các cổ đông, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh là quan trọng, nhằm tránh tình trạng giả mạo chữ ký trong các hồ sơ, tài liệu khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi quyết định các vấn đề quan trọng khác của doanh nghiệp. Từ đó, hạn chế việc khai khống vốn điều lệ, hợp thức hóa các hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua việc thành lập khống doanh nghiệp và việc lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc bổ sung quy định trên cũng nhằm tránh được tình trạng thành lập hàng loạt các công ty ma làm ăn phi pháp như hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng các lỗ hổng trong việc cấp giấy phép đã thành lập công ty ma. Khi các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều công ty ma, tổ chức buôn lậu, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng có giám đốc là xe ôm, bán bún bò, hàng trăm container vô chủ tồn đọng ở các cảng, trong đó không ít lô hàng của công ty ma gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi điều tra, xử lý.
Từ nhóm vấn đề trên, theo tôi, việc bắt buộc công chứng điều lệ doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các biên bản họp của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và an ninh kinh tế.
(CLO) Công an TP Hà Nội cho biết, đã tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình (nhà từ 02 tầng trở lên, có ban công, lô gia, chuồng cọp) mở lối thoát nạn thứ 2, đến nay đã có 687.000 hộ gia đình (đạt 98,7%) mở lối thoát nạn thứ 2.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 10/4, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, gió nhẹ. Nhiệt độ dự báo ở khu vực Hà Nội ngày 10/4 khoảng 23-28 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu, không để liên tục "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành theo cam kết và xác định đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ.
(CLO) Sở Y tế Gia Lai vừa xử phạt hành chính Nha khoa thẩm mỹ Quốc tế (số 56 đường Nguyễn Lương Bằng, TP Pleiku, Gia Lai) hoạt động khám chữa bệnh nhưng không có giấy phép.
(CLO) Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.
(CLO) UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu huyện Ia Grai giải trình rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến việc không tuân thủ chỉ đạo của Trung ương về việc tạm dừng tuyển dụng viên chức.
(CLO) Một quả bom còn sót lại sau chiến tranh, nặng khoảng 360kg, vừa được phát hiện và xử lý an toàn tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, nhờ sự phối hợp kịp thời giữa người dân và tổ chức quốc tế chuyên xử lý bom mìn.
(CLO) Ngày 9/4, Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam nhóm 8 đối tượng có hành vi tổ chức, sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy tại một chung cư trên địa bàn thành phố Vinh.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 79/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Chính phủ yêu cầu không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở đăng kiểm thực hiện tốt công tác kiểm định đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung và phương tiện xe quá khổ, quá tải nói riêng, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.