(NB&CL) Các chuyên gia, đại diện cho doanh nghiệp kỳ vọng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện một cách kỹ lưỡng, giải quyết được những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn cuộc sống trước khi trình Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới đây.
Góp ý kiến cho Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Để người nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội thì cần có cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện để có thể mua được nhà ở xã hội. Muốn vậy, quy hoạch nhà ở xã hội cũng cần gắn với quy hoạch nông thôn mới, gắn với quy hoạch của vùng, miền, địa phương, điều này cũng cần quy định rõ trong luật. Đồng thời, cũng cần có quy hoạch về nhà ở xã hội trong tổng thể quy hoạch chung, có kết nối hạ tầng, trường học, bệnh viện, giao thông.
Không nên bắt buộc nhà ở xã hội phải là nhà chung cư
Theo dự kiến, tại đợt 2 của Phiên họp thứ 25 (diễn ra từ ngày 24 - 25/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đây là dự án Luật đang nhận được nhiều quan tâm của dư luận xã hội.
Các chuyên gia bày tỏ băn khoăn về chính sách phát triển nhà ở xã hội và cho rằng cần mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết và giảm tối đa thủ tục hành chính; cần có thêm cơ chế, cách làm để huy động toàn dân tham gia thực hiện góp phần giải quyết nơi ở, chỗ ở cho công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp…
Theo đó, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, cần xem xét để mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Hiện nay, dự thảo Luật quy định về 9 đối tượng nhưng thực tế có một số đối tượng không thực sự “mặn mà” đến nhà ở xã hội như đối tượng là người có công với cách mạng. Trong khi đó, một số đối tượng có nhu cầu rất cao về nhà ở xã hội nhưng chưa được quy định như người có thu nhập trung bình thấp.
Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị bỏ quy định yêu cầu đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, bởi quy định này sẽ làm phát sinh thêm thủ tục và thời gian để có xác nhận của cơ quan thuế về việc thuộc đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Có cùng quan điểm về việc mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang cho rằng dự thảo luật cần có quy định mở rộng đối tượng và phương pháp làm, đặc biệt kéo người dân vào tham gia.
TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa tổ chức.
TS. Cấn Văn Lực phân tích, đối với nhà ở xã hội cũng cần phải yêu cầu về bảo đảm hệ sinh thái có hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học… tránh tình trạng mỗi địa phương một kiểu; đồng thời, tránh tình trạng chỉ có xây nhà mà không có các thiết chế đi kèm dẫn đến không có người ở. Đồng thời, cần quy định rõ hạ tầng xã hội thì do ai chủ trì, là địa phương hay chủ đầu tư.
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Trần Anh Tuấn thì cho rằng, Dự thảo Luật quy định nhà ở xã hội phải là nhà chung cư và nhà xã hội là nhà liền kề chỉ được xây ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là chưa thực sự phù hợp. Ông Tuấn phân tích, việc xây dựng nhà chung cư chi phí xây dựng rất cao, cao hơn chi phí xây dựng nhà liền kề một trệt, một lầu, hoặc là một trệt khiến cho người dân khó tiếp cận được với nhà ở xã hội, nhất là tại khu vực nông thôn hoặc một số tỉnh, thành có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Do đó, không nên bắt buộc nhà ở xã hội phải là nhà chung cư mà có thể là nhà liền kề và có thể ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để quyết định về việc này.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thuận lợi trong quá trình đánh giá việc đáp ứng điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội, có ý kiến đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng với các thông tin chính xác, đầy đủ để chủ đầu tư có nguồn thông tin cần thiết phục vụ việc đánh giá điều kiện mua nhà ở xã hội của khách hàng, đặc biệt là điều kiện về nhà ở.
Việc lấy giá bán căn hộ có giá cao nhất để tính % đóng kinh phí bảo trì là chưa hợp lý
Đóng góp ý kiến về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, TS. Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu quan điểm: Tại khoản 2 Điều 150 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định “Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó”.
Doanh nghiệp cho rằng, quy định trên là chưa hợp lý khi tính theo giá bán căn hộ có giá trị cao nhất của nhà chung cư đó, bởi hiện nay có những nhà chung cư bao gồm nhiều phân khúc và sản phẩm khác nhau với các mức giá chênh lệch. Việc lấy giá bán căn hộ có giá cao nhất để tính % đóng kinh phí bảo trì sẽ gây khó khăn cho các chủ đầu tư bất động sản. Hơn nữa, mức giá cao nhất này có thể bị thay đổi theo xu hướng của thị trường đối với những căn bán sau.
Do vậy, TS. Đậu Anh Tuấn đề nghị điều chỉnh quy định theo hướng sử dụng giá bán căn hộ trung bình của nhà chung cư để đảm bảo cân bằng nguồn tài chính cho chủ đầu tư và tránh việc độn giá đối với các căn hộ, phần diện tích chưa bán hay cho thuê tính đến thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng sau này.
Cần chú ý đến đối tượng thụ hưởng là nông dân
Đối với quy định về người thụ hưởng chính sách, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kiến nghị, cần quy định cụ thể hơn trong lần sửa đổi Luật Nhà ở lần này, cần chú ý đến đối tượng thụ hưởng là nông dân, bởi đa phần người nông dân có thu nhập thấp nhưng đối tượng này chưa được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Để người nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội, cần có cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện để có thể mua được nhà ở xã hội. Muốn vậy, quy hoạch nhà ở xã hội cũng cần gắn với quy hoạch nông thôn mới, gắn với quy hoạch của vùng, miền, địa phương, điều này cũng cần quy định rõ trong luật. Đồng thời, cũng cần có quy hoạch về nhà ở xã hội trong tổng thể quy hoạch chung, có kết nối hạ tầng, trường học, bệnh viện, giao thông.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khẳng định, thu nhập bình quân của người lao động hiện nay là rất thấp, để có thể mua được nhà ở xã hội thì người lao động mất khoảng 57 năm mới có thể mua được. Vì vậy, để mua được một căn nhà ở xã hội, người mua nhà phải vay mượn từ gia đình, xã hội, bạn bè, người thân, do đó, chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước cũng cần kéo dài hơn từ 25-35 năm để người mua nhà xã hội trả nợ dần và mức cho vay lớn hơn như hiện nay…
Với những ý kiến đóng góp, đề xuất như trên, các chuyên gia, đại diện cho doanh nghiệp kỳ vọng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện một cách kỹ lưỡng, giải quyết được những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn cuộc sống trước khi trình Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới đây.
(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.
(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".
(CLO) Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa được khẳng định đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử đặc biệt tại Florida vào thứ Ba, giúp Đảng Cộng hòa nới rộng khoảng cách với Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà vua Bỉ Philippe nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.