Quy hoạch tổng thể quốc gia: Cần tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược!

Thứ sáu, 19/08/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững - đó là những yêu cầu cao nhất đang được đặt ra cho bản Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để làm được điều đó, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, cần tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, đáp ứng yêu cầu hoạch định phát triển đất nước. Đặc biệt, như nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: “Quy hoạch cần nêu được các định hướng chủ động quyết định tương lai của đất nước mình, chứ không chỉ là đối phó”.

4 mục tiêu và 6 quan điểm phát triển

Trình bày tóm tắt báo cáo Quy hoạch tại Hội thảo tham vấn ý kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 19/7 vừa qua, ông Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ, bao gồm: Đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Phạm vi của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định, việc phân bổ và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng, mang tính chiến lược trên lãnh thổ, bao gồm: Đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời.

quy hoach tong the quoc gia can tu duy dot pha va tam nhin chien luoc hinh 1

Quy hoạch không gian biển là nhiệm vụ then chốt cần quan tâm triển khai. Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người; đến năm 2050 đạt khoảng 27.000-32.000 USD/người. Tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2030 đạt trên 50% và đến năm 2050 đạt từ 70-80%... Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đặt mục tiêu, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 có trên 9.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành đường sắt cao tốc. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt 32m2…

Cũng theo ông Trần Hồng Quang, Quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm đạt được 4 mục tiêu, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của lãnh thổ; thứ hai, kết nối thông suốt giữa các vùng, địa phương bên trong quốc gia; thứ ba, kết nối thông suốt giữa quốc gia và quốc tế; thứ tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thịnh vượng, tạo ra nhiều sinh kế, phù hợp với bối cảnh mới, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hoá thiên nhiên.

Còn tại cuộc Hội thảo tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn quốc tế về dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 26/7 vừa qua, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông tin cho biết Quy hoạch tổng thể quốc gia được nhìn nhận trên 6 quan điểm bao gồm: 

Thứ nhất, tổ chức không gian phát triển quốc gia thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển chia cắt theo địa giới hành chính, thúc đẩy liên kết giữa các vùng, địa phương để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; 

Thứ hai, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực để hình thành một số vùng động lực, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng tại các khu vực có tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả; 

Thứ ba, phát triển theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; 

Thứ tư, tổ chức không gian phát triển gắn với hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo bộ khung tổ chức không gian phát triển cả nước, các vùng và hình thành hệ thống đô thị quốc gia có năng lực cạnh tranh cao; 

Thứ năm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu; 

Thứ sáu, tổ chức không gian phát triển quốc gia dựa trên sự gắn kết khu vực đất liền với không gian biển, tham gia có hiệu quả các hành lang kinh tế quan trọng trong khu vực và quốc tế.

Cơ hội sắp xếp lại không gian phát triển

Đó là khẳng định của “tư lệnh ngành” kế hoạch và đầu tư - đơn vị được giao nhiệm vụ là Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia. “Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của quốc gia để đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu tổng quát của xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cũng theo người đứng đầu Bộ KHĐT, hiện nay, trong khi các nguồn lực dành cho phát triển có hạn, trong một giai đoạn nhất định cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển. Trong định hướng tổ chức lãnh thổ quốc gia, dự kiến tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế và vùng động lực.

quy hoach tong the quoc gia can tu duy dot pha va tam nhin chien luoc hinh 2

Định hướng tổ chức lãnh thổ quốc gia sẽ tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và các hành lang kinh tế Đông - Tây. Ảnh: Phạm Tùng

Góp ý vào Báo cáo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, ý kiến một số chuyên gia cho rằng, để đất nước phát triển thì cần phải có một quy hoạch toàn diện, tiềm năng và quy hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước. Theo đó, trong quy hoạch tổng thể quốc gia cần chú ý tới vấn đề phân vùng; vấn đề tư duy mới trong phân bổ không gian quốc gia...

Cụ thể, việc xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia phải hướng tới phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh toàn cầu của quốc gia, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia.

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chính phủ tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và các hành lang kinh tế Đông - Tây. Ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông; một số hành lang kinh tế Đông – Tây như Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu; Hành lang Đông Tây: Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng... Trong giai đoạn đến năm 2030, ưu tiên phát triển Hành lang kinh tế phía Đông và phát triển dải ven biển. Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung phát triển vùng lõi và cực tăng trưởng. Cụ thể, phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào vùng lõi là Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào vùng lõi là tứ giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó TP.HCM là cực tăng trưởng...

Quy hoạch cần nêu được định hướng, không phải đối phó

Quan điểm rất thẳng thắn ấy đã được đưa ra từ chính người đứng đầu Bộ KHĐT. “Tuy nhiên, hiện nay, điểm nghẽn lớn nhất là tư duy tầm nhìn, chúng ta không có tư duy đột phá táo bạo. Rào cản lớn nhất là chưa theo kịp xu thế, chưa thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Từ tư duy đột phá, Quy hoạch cần nêu được các định hướng chủ động quyết định tương lai của đất nước mình, chứ không chỉ là đối phó. Do vậy, phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy mới đột phá mạnh mẽ được. Chúng ta phải tìm động lực mới cho đất nước”, nhấn mạnh ấy của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia xung quanh câu chuyện xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đánh giá, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tầm nhìn rõ ràng, có tính chiến lược, tổng hợp và khái quát cao, đồng thời bao quát nhiều ngành, lĩnh vực theo quy định của Luật Quy hoạch.

Tuy nhiên, bà Carolyn Turk nhấn mạnh quy hoạch tổng thể không chỉ cần được xây dựng tốt mà còn phải khả thi và hiệu quả, quy hoạch phải đáp ứng một số yêu cầu, mục tiêu quan trọng như: Xác định, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực tổng hợp của từng vùng và cả quốc gia; tổ chức phát triển kinh tế theo không gian vùng và liên kết vùng; dự báo tình hình, tận dụng cơ hội để tăng tốc phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh của các vùng cũng như toàn lãnh thổ.

TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, khi trao đổi về vấn đề quy hoạch tổng thể quốc gia cũng nhấn mạnh: “Phải chọn được những ngành, lĩnh vực có khả năng chủ động, độc lập, có vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu để phát triển trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của vùng, không phụ thuộc vào địa giới hành chính của một địa phương nào. Quy hoạch là phải có độ linh hoạt nhất định, tạo không gian chính sách thuận lợi cho địa phương điều hành thực hiện”.

Và trên tất cả, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ phải cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Nói như TS. Nguyễn Đức Kiên: “Chỉ khi quán triệt nguyên tắc lấy lợi thế cạnh tranh của quốc gia làm ưu tiên số 1, tiếp đến là lợi thế vùng và cuối cùng mới là lợi ích của địa phương, thì quy hoạch tổng thể quốc gia mới đạt được chất lượng cao nhất, góp phần tạo ra cú hích phát triển”.

Anh Thư

Tin mới

Nam Định: Mời thầu 52 tỷ thi công xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh

Nam Định: Mời thầu 52 tỷ thi công xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh

(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".

Dự án - Đầu tư
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Xác ướp tiết lộ bí mật về quá khứ của sa mạc Sahara

Xác ướp tiết lộ bí mật về quá khứ của sa mạc Sahara

(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.

Thế giới 24h
Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM lên tiếng về vụ livestream gây tranh cãi của ViruSs

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM lên tiếng về vụ livestream gây tranh cãi của ViruSs

(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.

Giải trí
Lào Cai: Chi gấp 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở đe dọa 31 hộ dân Pom Hán

Lào Cai: Chi gấp 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở đe dọa 31 hộ dân Pom Hán

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Đời sống
Malaysia thúc đẩy tham vọng AI với trung tâm dữ liệu khổng lồ

Malaysia thúc đẩy tham vọng AI với trung tâm dữ liệu khổng lồ

(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.

Báo chí - Công nghệ
Lào Cai: Đầu tháng 6 khai hội Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà

Lào Cai: Đầu tháng 6 khai hội Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà

(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.

Đời sống
Phạm Thoại báo cáo kết quả kiểm toán số tiền ủng hộ bé Bắp

Phạm Thoại báo cáo kết quả kiểm toán số tiền ủng hộ bé Bắp

(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.

Giải trí
Đánh bại Tottenham, Chelsea vượt Man City trên BXH Ngoại hạng Anh

Đánh bại Tottenham, Chelsea vượt Man City trên BXH Ngoại hạng Anh

(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.

Thể thao
Giới trẻ và nỗi sợ 'lạc hậu' trên mạng xã hội: Bắt kịp xu hướng, bỏ lỡ giá trị?

Giới trẻ và nỗi sợ 'lạc hậu' trên mạng xã hội: Bắt kịp xu hướng, bỏ lỡ giá trị?

(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.

Nghề báo
Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đời sống văn hóa
Bộ Công Thương đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro từ các biến động thương mại quốc tế

Bộ Công Thương đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro từ các biến động thương mại quốc tế

(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

Kinh tế vĩ mô
Khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025: Hứa hẹn những trận cầu nảy lửa trên quê hương Đất Tổ

Khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025: Hứa hẹn những trận cầu nảy lửa trên quê hương Đất Tổ

(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.

Thể thao
Ấn tượng Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” tại Phú Thọ

Ấn tượng Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” tại Phú Thọ

(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.

Du lịch
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.

Tin tức
Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn