Quý II/2020: VietinBank nâng cao chất lượng hoạt động, kết quả kinh doanh tích cực

Thứ năm, 30/07/2020 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với vai trò là NHTM Nhà nước chủ lực và trụ cột của nền kinh tế, VietinBank vừa đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sau dịch bệnh...

VietinBank nâng cao chất lượng hoạt động, kết quả kinh doanh tích cực

VietinBank nâng cao chất lượng hoạt động, kết quả kinh doanh tích cực

Trong Quý II/2020, dịch bệnh Covid 19 tiếp tục lan rộng trên thế giới gây nên sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng toàn cầu, thiên tai tại nhiều vùng lãnh thổ, trong đó có hạn hán xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng Sông Cửu Long... đã tác động tới nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tăng trưởng GDP Việt Nam 6 tháng năm 2020 tuy đạt mức 1,81%, thấp nhất trong 10 năm qua và thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2019 (6,71%) nhưng vẫn ở mức cao hơn so với dự báo và thuộc nhóm đầu trên thế giới và trong khu vực. Việc duy trì được ổn định vĩ mô đã góp phần tạo ra những cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của thị trường.

Với vai trò là NHTM Nhà nước chủ lực và trụ cột của nền kinh tế, VietinBank vừa đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sau dịch bệnh; vừa đẩy mạnh đổi mới, cải cách, tái cấu trúc hoạt động để phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi ích của cổ đông, gia tăng lợi nhuận để tăng vốn tự có, tạo tiền đề để tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo.

Chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng tích cực

Tính đến 30/6/2020, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.240 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ 0,09% so với cuối năm 2019 chủ yếu do VietinBank giảm tiền gửi tại NHNN (giảm 48,23% so với cuối năm 2019). Đây là chiến lược quản lý dự trữ bắt buộc của VietinBank theo hướng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN.

Tiền gửi khách hàng tại thời điểm 30/6/2020 đạt 913 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với cuối năm 2019 với tỷ trọng tiền gửi phân khúc khách hàng bán lẻ và khách hàng FDI gia tăng. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/6/2020 đạt 941 nghìn tỷ đồng, tăng 0,66% so với cuối năm 2019, được cải thiện rõ nét trong tháng 6 và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích. Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao với tỷ trọng bán lẻ và SMEs chiếm khoảng 56% dư nợ cho vay tại 30/6/2020, tiếp tục tăng so với cuối năm 2019.

Tiền gửi và dư nợ cho vay khách hàng (nghìn tỷ đồng)

Tiền gửi và dư nợ cho vay khách hàng (nghìn tỷ đồng)

Đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi và tiết kiệm chi phí

Việc VietinBank liên tục triển khai các chương trình, chính sách miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thu nhập lãi lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp (+0,4%) so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi (bao gồm cả thu phí bảo lãnh) của VietinBank đạt 4.772 tỷ đồng, tăng +27,19% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, bên cạnh việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng mua bán ngoại tệ, tăng cường khai thác các khách hàng mới, VietinBank đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm ngoại hối phái sinh và triển khai mạnh mẽ giải pháp giao dịch mua bán ngoại tệ online trên kênh EFAST tới khách hàng. Nhờ vậy, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.037 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, trong Quý I/2020, VietinBank đã chủ động đẩy mạnh đầu tư danh mục trái phiếu kinh doanh và ghi nhận lợi nhuận tốt (tăng 186% so với cùng kỳ năm 2019).

Bên cạnh đó, VietinBank cũng quán triệt chủ trương tiết giảm chi phí, theo đó với chi phí hoạt động của VietinBank lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 là 6.599 tỷ đồng, giảm 3,79% so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) 6 tháng đầu năm 2020 là 31,94%.  

Nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh cùng với triển khai tiết giảm chi phí đã giúp lợi nhuận trước thuế của VietinBank lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 tăng 39,83% so với cùng kỳ năm 2019.

Diễn biến thu nhập và chi phí (nghìn tỷ đồng)

Diễn biến thu nhập và chi phí (nghìn tỷ đồng)

Kiểm soát tốt chất lượng nợ và chi phí dự phòng rủi ro

VietinBank đã chủ động nhận diện sớm rủi ro và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát chất lượng danh mục, tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục hoạt động SXKD, qua đó góp phần kiểm soát tốt chỉ tiêu chất lượng nợ và mức độ tác động của kết quả phân loại nợ đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Tính đến 30/6/2020, VietinBank tiếp tục duy trì là một trong những ngân hàng có chất lượng nợ tốt nhất với tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng là 1,7%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc 30/6/2020 giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước do Ngân hàng nỗ lực kiểm soát chất lượng nợ và triển khai hiệu quả các biện pháp đồng hành, hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động kinh doanh. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm so với cùng kỳ mặc dù VietinBank vẫn tiếp tục trích lập thêm dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC nhanh hơn nhiều so với lộ trình theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank đã mua lại thêm trên 6.000 tỷ đồng nợ bán VAMC, nâng tổng giá trị nợ mua lại từ thời điểm bán nợ tháng 12/2018 đến nay (sau khoảng 1,5 năm) lên tới gần 6.800 tỷ đồng (chiếm hơn ½ mệnh giá ban đầu), số còn lại VietinBank cũng đã trích dự phòng rủi ro khoảng 50% giá trị khoản nợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, đang mang lại nhưng cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng biến chuyển nhanh, nắm bắt kịp xu hướng thị trường. Khó khăn cũng tạo ra những ngành, lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mới. Đây là những cơ hội mà VietinBank cần nhanh chóng nắm bắt và tận dụng để sát cánh cùng doanh nghiệp phát triển, củng cố và gia tăng cơ sở khách hàng, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, tiếp tục tăng trưởng hiệu quả trong thời gian tới.

Minh Chí

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm