Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chiếm chưa tới 10% GDP

Thứ sáu, 16/08/2024 10:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở một số nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Malaysia, quy mô thị trường trái phiếu cũng lên tới 26 - 54% GDP. Trong khi đó, tại Việt Nam, tính tới cuối tháng 3/2024 đạt chưa tới 10% GDP. 

Phát biểu tại Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức sáng nay (16/8), ông Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết: Từ giữa năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều biến động, hàng loạt các vụ án lớn bị phát hiện, xử lý khiến cho niềm tin của nhà đầu tư suy giảm mạnh, thị trường thị trường trái phiếu (TPDN) lao dốc, một thời gian gần như đóng băng. 

Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn, thị trường TPDN từ đầu năm đến nay đã từng bước phục hồi. Theo Bộ Tài chính, trong nửa đầu năm, đã có 41 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy thị trường trái phiếu ấm dần. 

quy mo thi truong trai phieu viet nam chiem chua toi 10 gdp hinh 1

Theo Bộ Tài chính, trong nửa đầu năm, đã có 41 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023 (ảnh minh hoạ).

Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Theo đó, đặt mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP vào năm 2025 và 25% vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, theo ước tính của một số đơn vị, bình quân trong vòng 8 năm tới, mỗi năm Việt Nam phải có khoảng 370.000 tỷ đồng TPDN phát hành mới. Đây là mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội phát triển của thị trường. 

Ở các quốc gia phát triển, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng và thị trường trái phiếu là 3 trụ cột nguồn vốn tài trợ cho nền kinh tế. Trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn.

Số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu cho thấy, nhiều quốc gia phát triển có thị trường trái phiếu đạt quy mô 50 - 70% GDP. Ở một số nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Malaysia, quy mô thị trường trái phiếu cũng lên tới 26 - 54% GDP. Trong khi đó, Việt Nam tới cuối tháng 3/2024 đạt chưa tới 10% GDP. 

Một số tồn tại tiếp tục là rủi ro, thách thức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới gồm: TPDN đáo hạn và quá hạn thanh toán trong quý IV/2024 và 2025 còn cao. Trong đó, trái phiếu nhóm doanh nghiệp bất động sản có rủi ro quá hạn và tiềm ẩn nợ xấu cao hơn hẳn trung bình thị trường. 

Thị trường vẫn chủ yếu dựa vào TPDN phát hành riêng lẻ. Lũy kế nửa đầu năm 2024, chỉ có 10.377 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng, chiếm 9,09% tổng giá trị phát hành, còn lại là trái phiếu riêng lẻ. Sự bất cân xứng này tiếp tục tạo rủi ro thanh khoản cho thị trường. Cơ cấu nhà đầu tư TPDN chưa phát triển.

Ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay vẫn là bên mua chính trong các đợt phát hành TPDN, trong khi các nhà đầu tư tổ chức khác như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán… còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn cầu phụ thuộc khá lớn vào hệ thống NHTM làm cho thị trường trái phiếu chưa phát huy được hết vai trò cung ứng vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế. 

Cùng với đó, việc áp dụng Nghị định 65/2022/NĐ-CP với những quy định chặt chẽ hơn thể hiện nỗ lực làm sạch thị trường của cơ quan quản lý, tuy nhiên cũng dẫn tới lo ngại tạo thành rào cản đối với phát hành TPDN riêng lẻ, trong khi hành lang pháp lý đối với phát hành trái phiếu ra công chúng chưa được rút gọn, khơi thông, sẽ tiếp tục dẫn tới tắc nghẽn kênh TPDN. 

An Hạ

Bình Luận

Tin khác

 VN-Index chinh phục thành công mốc 1.270 điểm

 VN-Index chinh phục thành công mốc 1.270 điểm

(CLO) Kết phiên giao dịch ngày 19/9, VN-Index chốt ở mức 1.271,27 điểm, tăng 6,36 điểm (+ 0,5%) so với hôm qua. Giá trị giao dịch đạt 14,285.39 tỷ đồng, tương đương khối lượng giao dịch 607,580,549 cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sắp được mua cổ phiếu không cần ký quỹ

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sắp được mua cổ phiếu không cần ký quỹ

(CLO) Thông tư 68/2024/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 18/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán quy định, từ ngày 2/11, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đặt lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu đủ tiền.

Tài chính - Bảo hiểm
Bảo hiểm giáo dục: Xu hướng đầu tư cho tương lai của các gia đình Việt

Bảo hiểm giáo dục: Xu hướng đầu tư cho tương lai của các gia đình Việt

Các gói sản phẩm bảo hiểm giáo dục ngày càng được nhiều cha mẹ Việt xem là một trong những giải pháp bảo vệ tài chính thông minh và thiết thực giúp bảo vệ và xây đắp tương lai học vấn của con trẻ.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).

Tài chính - Bảo hiểm
Nga sẵn sàng sử dụng tiền điện tử trong thương mại nước ngoài

Nga sẵn sàng sử dụng tiền điện tử trong thương mại nước ngoài

(CLO) Các cơ quan tài chính của Nga được cho là đang tiến tới việc áp dụng tiền điện tử cho thương mại quốc tế, tờ báo kinh doanh Vedomosti đưa tin.

Tài chính - Bảo hiểm