Áp lực học đường ở Hàn Quốc bắt đầu ngay từ... mẫu giáo
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
Theo dõi báo trên:
Ngay từ đầu năm 2022, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong các năm 2022 - 2023 của từng bộ, ngành, địa phương. Việc giải ngân tốt chính là "mắc xích" quan trọng để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ hầm Núi Vung thuộc thành phần dự án cao tốc đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đây là một địa điểm kiểm tra trong chuyến công tác xuyên Việt ngay sau Tết Nhâm Dần của Thủ tướng để thúc đẩy phát triển hạ tầng.
Để tránh tình trạng "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút", ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 126/CĐ-TTg (ngày 12/2/2022) về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Trong Công điện, ngoài việc yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải đặt mục tiêu đảm bảo hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chế tài xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Mới đây, tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 (ngày 7/3/2022), Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, vốn đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính phủ cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phát huy vai trò của Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương và phấn đấu phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công và giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong tháng 3 năm 2022.
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 46.300 tỷ đồng, bằng 8,8% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn đầu tư thực hiện do trung ương quản lý đạt 6.400 tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 39.900 tỷ đồng, bằng 9,3% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Từ kết quả nêu trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Về cơ bản, tiến độ giải ngân 2 tháng đầu năm đã có dấu hiệu tích cực, khả quan, cho thấy các giải pháp các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đang triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phù hợp, cần tiếp tục phát huy trong những tháng tới, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được Quốc hội quyết định”.
Chuyên gia kinh tế cho rằng, với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ góp phần làm cho hoạt động của nền kinh tế bật lên.
Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho biết, giải ngân vốn đầu tư công là rất quan trọng, nhất là hiện nay đất nước đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. “Bản thân giải ngân đầu tư công là chi một khoản chi rất lớn của Nhà nước, từ đó kích cầu tiêu dùng. Thực tế, với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ góp phần làm cho hoạt động của nền kinh tế bật lên. Bởi các ngành nghề liên quan đến cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, trang thiết bị kĩ thuật.. phục vụ các dự án đầu tư công đều sẽ được chuyển động một cách mạnh mẽ”, ông Thịnh nói.
Cũng theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giải ngân vốn đầu tư công nhanh chóng, kịp thời vào các dự án không những tạo ra công ăn việc làm, tạo ra các sản phẩm hàng hóa mà còn tạo ra thu nhập cho người dân, từ đó thúc đẩy tiêu dùng của xã hội, đẩy GPD tăng lên. “Tiêu dùng của xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng GDP”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Liên quan đến việc giải ngân khoảng 113.000 tỷ đồng trong số 350.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình), PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc phân giao số vốn như thế nào đối với từng địa phương, từng dự án, từng hạng mục và xem xét thực hiện ra sao cho tốt nhất là vấn đề rất quan trọng trong việc giải ngân số vốn này.
“Đây là một gói bên ngoài gói đầu tư công đã có, mà lại vừa xuất hiện từ đầu năm 2022 trở lại đây; Do đó, việc phân giao gói đầu tư công này cần thực hiện một cách nhanh nhất nhưng cũng phải đúng, trúng đối tượng. Cùng với đó, cũng phải đảm bảo khả năng thực hiện các dự án đó, không chồng chéo với các dự án theo kế hoạch năm. Đồng thời phải đảm bảo đầu vào, năng lực của từng bộ ngành, địa phương trong triển khai.”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc phân giao vốn cho các dự án, chuẩn bị vốn đưa đến các dự án để nhanh chóng đưa các dự án vào đầu tư xây dựng là việc cần thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt. Trong đó, người đứng đầu các bộ ngành, địa phương cần thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc này. “Hiện nay đã là tháng 3 rồi, nếu không làm nhanh, kéo dài thì sẽ chậm, hết thời gian, từ đó sẽ chậm nhịp phục hồi”, ông Thịnh nêu rõ.
Tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án và phương án bố trí vốn trong 02 năm 2022 - 2023 và từng năm 2022, 2023 của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3 năm 2022. Xây dựng phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công của Chương trình trong năm 2022 - 2023, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3 năm 2022. |
Quốc Trần
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.