“Ra biển lớn”- Nỗ lực tái hiện lịch sử Sài Gòn hơn 320 năm

Thứ sáu, 24/04/2020 15:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ phim tài liệu nghệ thuật “Ra biển lớn” do Hãng phim TFS thực hiện sẽ được phát sóng lúc 8h30 ngày 30/4/2020 trên kênh HTV9. Với 90 phút phim, “Ra biển lớn” sẽ tái hiện một phần bức tranh lịch sử của Sài Gòn từ hơn 320 năm trước cho đến hôm nay.

Tái hiện lịch sử Sài Gòn hơn 320 năm

Bức tranh lịch sử trong phim tài liệu “Ra biển lớn” được tái hiện từ một Sài Gòn của hơn 320 năm trước, thấp thoáng từ huyền thoại buổi đầu là bước chân gian lao của bao thế hệ lưu dân người Việt trong công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam, và quá trình con người thành phố hôm nay đã nỗ lực ra sao để vượt qua những giai đoạn khó khăn khi chuyển mình vươn ra biển lớn.

ra-bien-lon 2

Gắn liền với những cột mốc quan trọng ấy, đáng chú ý hơn cả, là nỗ lực của con người Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Câu chuyện chung được kể phần nào qua câu chuyện riêng của những cá nhân cụ thể, họ được sinh trưởng hoặc hội tụ từ nhiều nơi về mảnh đất này, và đã để lại những dấu ấn của mình trên những chặng đường của lịch sử mà họ đã đi qua, góp phần tạo nên diện mạo kinh tế - văn hóa sôi động của Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.

Cảnh quay trong phim “Ra biển lớn”.

Cảnh quay trong phim “Ra biển lớn”.

Trong "Ra biển lớn" có những người đã góp phần tạo nên diện mạo kinh tế - văn hóa sôi động của TP.HCM. Đó là Doanh nhân Trương Văn Bền - người sáng lập thương hiệu xà bông Cô Ba được yêu thích qua gần trăm năm; Bà Nguyễn Thị Nghĩa - nữ doanh nhân dẫn dắt Liên hiệp hợp tác xã TP.HCM trước thềm đổi mới; Giáo sư Đặng Lương Mô - người suốt 40 năm ôm giấc mộng được trở về quê hương để gầy dựng ngành vi mạch mang thương hiệu "Việt Nam"; Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - bàn tay vàng trong ngành can thiệp đột quỵ mạch máu não; Tiến sĩ Lương Việt Quốc - CEO sáng lập hãng máy bay không người lái phi quân sự với câu chuyện lay động về nghị lực và ý chí chắp cánh cho những ước mơ được bay cao...

Cảnh trong phim “Ra biển lớn” - Lưu dân khai hoang lập ấp.

Cảnh trong phim “Ra biển lớn” - Lưu dân khai hoang lập ấp.

Xuyên suốt mạch phim là thông điệp Sài Gòn: Nơi gặp gỡ của những giá trị sống hiện đại cùng những chắt lọc kết tinh từ truyền thống lịch sử; Nơi tinh hoa văn hóa quốc tế hội tụ cùng những đặc sản văn hóa bản địa và đa dạng của nhiều địa phương; Nơi bắt đầu của một ý chí tự chủ mãnh liệt và khởi đầu cho những khát vọng.

Ê kíp sản xuất trẻ và tham vọng phục dựng “Sài Gòn xưa”

“Ra biển lớn” được sản xuất bởi Hãng phim TFS và dàn dựng dưới bàn tay của nhóm đạo diễn: Hồ Thanh Tuấn, Mỹ Trang, Thùy Trang, Quốc Thái, Quốc Sơn; Kịch bản: Nguyễn Thị Mỹ Trang sẽ mang đến cho quý khán giả những thông điệp cảm xúc gần gũi và giản dị nhất về thành phố mình đang sống, một thành phố giàu di sản kế thừa nhưng cũng đầy nội lực để sẵn sàng cho những bước tiến mới ở tương lai…

Cảnh phim

Cảnh phim "Ra biển lớn".

Trao đổi về bộ phim, đạo diễn Hồ Thanh Tuấn cho biết: "Thoát khỏi những mặc định của cách kể truyền thống vốn tôn trọng hiện thực khách quan và ít dàn dựng, “Ra biển lớn” có thủ pháp kể chuyện mới mẻ. Chúng tôi ứng dụng những ưu điểm của công nghệ sản xuất phim ảnh hiện đại như đồ họa 3D nhằm phục dựng những bối cảnh cần thiết quan trọng trong phim, như Bến Bình Đông - một thương cảng nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn hơn 100 năm trước".

Với tham vọng có thể mang đến cho khán giả những hình ảnh chân thực nhất về Chợ Lớn - thương cảng sầm uất bậc nhất Nam kỳ Lục tỉnh đầu thế kỷ 20; Đoàn làm phim đã cố gắng phục dựng khung cảnh của một Bình Đông “trên bến dưới thuyền” được khắc họa trong lịch sử.

ra-bien-lon 3

Khó khăn rất nhiều cho ekip trẻ trong việc chọn bối cảnh, phục dựng bến bãi và thiết kế lại những chiếc ghe bầu xưa, cộng với việc phải ghi hình liên tục dưới cái nắng gay gắt 38-39 độ cho đến khi nào cảnh quay đạt mới thôi.

Để thể hiện kỹ xảo hình ảnh, đạo diễn Hồ Thanh Tuấn đã cho căng một phông xanh với kích thước hơn 100m2 trên một đoạn cuối của Kênh Tẻ ngay tại TP.HCM…

Và tâm huyết, nỗ lực của cả đoàn phim đã được đền đáp bằng những cảnh phim khá ấn tượng và thuyết phục; sáng tạo lại một hiện thực của vùng đất xưa đầy sinh động và giàu giá trị thực tiễn…

Đạo diễn Hồ Thanh Tuấn.

Đạo diễn Hồ Thanh Tuấn.

Tất cả những nỗ lực này không nằm ngoài mục đích cuối cùng là làm sao, để khán giả được thưởng thức những thước phim giàu cảm xúc, nhằm khơi lên ngọn lửa tinh thần trong mỗi con người thành phố trẻ hôm nay, trước một lịch sử ban sơ khiêm tốn nhưng rất đáng tự hào của đất và người phương Nam; luôn biết vươn lên và đoàn kết, tạo sức mạnh để chiến thắng mọi khó khăn, nghịch cảnh.

Thông qua những câu chuyện đẹp, biểu trưng cho ý chí, khát vọng, “Ra biển lớn” muốn gửi gắm rằng Sài Gòn - TP.HCM luôn trao cơ hội cho những ai dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vượt qua thử thách và sẵn sàng sẻ chia, đóng góp những giá trị của mình cho đất nước và cộng đồng.

 

Tuyết Thanh

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa