Ra mắt Truyện ngắn "Của để dành"

Thứ bảy, 31/03/2018 21:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ Hội sách Mùa Xuân, chiều nay 31/3, nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã ra mắt tuyển tập truyện ngắn "Của để dành".

Tập truyện 450 trang, tập hợp gần 50 truyện ngắn, bao gồm những tác phẩm đã tạo nên dấu ấn của Nguyễn Thị Thu Huệ trong làng văn nước nhà với "Biển ấm", "Cát đợi", "Cầu thang", "Coi như không biết", "Tình yêu ơi, ở đâu", "Đêm dịu dàng", "Của để dành"...

Người ta đọc Nguyễn Thị Thu Huệ không như một tác giả của những truyện cụ thể nữa, mà đọc một giọng văn đặc biệt. Dù viết về những cảnh huống nghịch lý của đời sống hay những khát khao kiếm tìm cái gọi là hạnh phúc ở đời, các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đảm bảo một giọng sắc cạnh nhưng cũng trễ nải rất đàn bà. Người đọc gặp lại sự biến đổi của xã hội Việt Nam suốt hai thập niên qua những truyện ngắn đặc sắc trong tập sách này, và cũng ghi nhận một phong cách Nguyễn Thị Thu Huệ trong văn đàn Việt.

Báo Công luận
 

Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ khi xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã mau chóng chiếm được sự chú ý của công chúng. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trước hết là không khí văn học thời kỳ Đổi mới kích thích các xu hướng sáng tác. Các câu chuyện riêng tư, nhìn sâu vào thân phận và những thay đổi tinh vi của tâm lý con người được tìm kiếm. Giọng của các nhân vật đa thanh, dòng ý thức, các câu văn bất thường, những thứ đã có lúc trở thành yêu cầu bắt buộc nếu như muốn là một tác giả được đón nhận. Thứ hai là sự thành công của một lứa tác giả nữ. Nhiều cây bút nữ cũng đóng góp sự cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này, làm thành hiện tượng truyền thông sôi động trên văn đàn lẫn ngoài xã hội. Thứ ba, các tác giả không còn giữ dáng vẻ mũ cao áo dài, ngay ngắn hoặc bị dấu vết công chức nữa. Họ trở thành con người xã hội, thành những người hoạt động ở nhiều lĩnh vực đa dạng. 

Báo Công luận
 

Nguyễn Thị Thu Huệ chính là một trong vài gương mặt văn chương ở trung tâm hội tụ các thành tố đó. Trong những truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ gọi ra một không khí đô thị ngột ngạt vì sự biến động về không gian lẫn sự quẫy đạp của dục vọng. Các nhân vật phụ nữ thường có nhan sắc và ý thức mạnh về bản thân. Một mặt môi trường xã hội đổi mới tạo cơ hội cho tính nữ được giải phóng, được bộc lộ tự do hơn, nhưng mặt khác, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng thấy khả năng hủy hoại tính nữ của môi trường ấy. Những nhát màu mạnh, những tông giọng riết róng, khiến cho các truyện trong tập Của để dành có cái vẻ của một sản phẩm đa phương tiện mới mẻ.

Báo Công luận
 

Điểm lại một con đường văn học của nhà văn, những câu chuyện trong "Của để dành" vẫn gắn với những vấn đề của xã hội Việt Nam thời Đổi mới và cả thập niên tiếp sau đó. Dưới con mắt của một người nữ, những truyện ngắn vẫn tập trung đối diện những băn khoăn, khắc khoải về thân phận của giới. Thực ra họ cần được giải phóng không chỉ về vai trò thiên chức mà chính về nội tâm và định kiến của chính họ về bản thân. "Của để dành" của chúng ta trong cuộc đời là gì, hay chính là câu hỏi muôn thuở về mục đích sống. Trên tất cả những vật chất phù du, những hạt mầm thiện vẫn được dành để gieo những mùa sau.

Với giọng văn sắc cạnh nhưng nữ tính về những cảnh huống nghịch lý của đời sống, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc, khả năng nhìn sâu vào thân phận và những thay đổi tinh vi của tâm lý con người từ những câu chuyện rất riêng tư..., có thể coi "Của để dành" đã phần nào điểm lại con đường văn học của Nguyễn Thị Thu Huệ qua những tác phẩm tập trung đối diện những băn khoăn, khắc khoải về thân phận của giới, gieo những hạt mầm thiện trong cuộc đời qua từng trang viết...

P.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa