Rà soát, điểu chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệu quả hơn Chương trình MTQG

Thứ sáu, 15/12/2023 08:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Phú Thọ, theo ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật...

Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được đi vào thực thi tại Phú Thọ, đến nay Chương trình đã giải ngân gần 332 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển gần 299 tỷ đồng; vốn sự nghiệp trên 32,6 tỷ đồng). 

Bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, thể hiện ở những mục tiêu, chỉ tiêu đạt, vượt, có những mục tiêu đã hoàn thành trước cả khi kết thúc giai đoạn, cụ thể: Tỷ lệ số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt 100% (hoàn thành so với kế hoạch giai đoạn); Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện hợp pháp khác 99,73% (mục tiêu giai đoạn 100%);

Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 96,2% (kế hoạch đạt 96,8%); Tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh  95,4% (kế hoạch giai đoạn 100%);

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường 100% (hoàn thành so với kế hoạch giai đoạn); Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường 100% (kế hoạch giai đoạn 99,2%, vượt so với kế hoạch); Tỷ lệ học sinh học trung học cơ sở 98,5% (đạt so với kế hoạch đề ra); Tỷ lệ học sinh học trung học phổ thông 71% (kế hoạch giai đoạn 72%);

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 99,3% (kế hoạch giai đoạn 99,4%); Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề 48,5% (Kế hoạch giai đoạn 52%); Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế 94,6% (kế hoạch giai đoạn 98%); Tỷ lệ phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế 99,2% (kế hoạch giai đoạn 80%, vượt so với kế hoạch);

Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng 100% (đạt so với kế hoạch).

Để đạt được kết quả đó, là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.

ra soat dieu chinh bo sung he thong van ban quy pham phap luat de thuc hien hieu qua hon chuong trinh mtqg hinh 1

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn này, báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ.

+ Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Tại địa phương, đó là những khó khăn như: Việc bố trí đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Một số nội dung hỗ trợ còn thấp, khó áp dụng trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi… Theo ông cần gỡ những vướng mắc này như thế nào? 

- Ông Cầm Hà Chung: Riêng đối với nguồn ngân sách địa phương bố trí đối ứng, theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 về Quyết định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/1/22021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Phú Thọ bố trí ngân sách địa phương đối ứng không thấp hơn tỷ lệ tối thiểu 10% tổng NSTW hỗ trợ, theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 về nghị quyết điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN thực hiện các CMTQG giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Thọ bố trí 215.406 triệu đồng ngân sách tỉnh để đối ứng thực hiện các công trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tỷ lệ đối ứng đạt 22,4%. Như vậy, tỉnh Phú Thọ không gặp khó khăn khi bố trí nguồn lực đối ứng.

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn về nguồn lực, chúng tôi còn gặp khó khăn do số các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các nội dung của Chương trình lớn, nhiều nội dung hướng dẫn còn chung chung chưa rõ về nội dung, đối tượng, định mức làm cơ sở để triển khai thực hiện. Ngoài ra, trong khâu tổ chức triển khai thực hiện, nhiều đơn vị còn lúng túng trong quá trình triển khai Chương trình, dẫn đến tiến độ triển khai thực hiện chưa đảm bảo so với quy định.

ra soat dieu chinh bo sung he thong van ban quy pham phap luat de thuc hien hieu qua hon chuong trinh mtqg hinh 2

Trưởng ban Cầm Hà Chung cùng đoàn của UBDT do ông Hầu A Lềnh - Bộ Trưởng, Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, giám sát CT Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Có ý kiến cho rằng sau 3 năm thực hiện, cần rà soát danh mục dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Từ thực tiễn triển khai Chương trình tại địa phương những năm qua, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

- Ông Cầm Hà Chung: Trước hết phải khẳng định, ngay từ khi xác định các danh mục dự án đầu tư, chúng tôi đã thực hiện khâu rà soát dự án rất kỹ.

Tại các văn bản hướng dẫn, Trung ương cũng đã quy định rất cụ thể về việc tránh đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn NSNN. Đối với tỉnh Phú Thọ, chúng tôi giành tối đa 50% nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện đầu tư đối với các công trình cứng hóa đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn, do HĐND tỉnh quyết định để đảm bảo nguồn lực đầu tư không dàn trải theo quy định.

+ Thời gian qua, một số ý kiến cho rằng một trong những điểm vướng trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 là nguồn vốn, như Dự án 9 của Chương trình về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” chưa được hướng dẫn cụ thể về hình thức cho vay, định mức vay, thời gian vay và lãi suất vay đối với việc hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc địa phương có nhiều nguồn kinh phí nhưng không thực hiện được. Đây có phải là vướng mắc mà địa phương đang gặp phải? Xung quanh vấn đề này, ông có đề xuất, đề nghị gì?

- Ông Cầm Hà Chung: Chúng tôi cho rằng, vướng mắc nhất không phải là nguồn vốn, mà là đối tượng của Chương trình, đặc biệt là đối với đối tượng thuộc diện hỗ trợ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp. Thực tế khi xây dựng Chương trình, bắt đầu từ báo cáo khả thi của Chương trình, đối tượng qua khảo sát rất nhiều, tuy nhiên, qua thực tế 03 năm triển khai, có dự án tiểu dự án đối tượng giảm và ngược lại. Điều này đã gây khó khăn trong công tác giải ngân nguồn vốn.

ra soat dieu chinh bo sung he thong van ban quy pham phap luat de thuc hien hieu qua hon chuong trinh mtqg hinh 3

Đối với tiểu dự án 1, Dự án 9 về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” chưa được hướng dẫn cụ thể về hình thức cho vay, định mức vay, thời gian vay và lãi suất vay đối với việc hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, đây là khó khăn chung về cơ chế của tất cả các địa phương có đối tượng thụ hưởng dự án, không phải riêng Phú Thọ. Nguồn vốn phân bổ cho Phú Thọ thực hiện nội dung này không nhiều, 02 năm 2022 và 2023 là 515 triệu đồng, nếu không có hệ thống văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các nội dung trên thì rất khó thực hiện nội dung này.

 Về đề xuất giải pháp tháo gỡ đối với những vướng mắc này, chúng tôi đề xuất cho phép tạo chủ động cho địa phương trong công tác phân bổ vốn, nhất là nguồn vốn sự nghiệp, có như vậy, chúng tôi sẽ chủ động trong phân bổ cho các dự án, tiểu dự án còn đối tượng, đầy đủ về cơ chế hướng dẫn, thay vì phải thực hiện điều chỉnh hay chờ đủ cơ chế hướng dẫn để triển khai như hiện nay.

+ Ngoài những bất cập, vướng mắc đã nêu trên, từ thực tiễn triển khai tại địa phương, ông có đề xuất, kiến nghị để có thể tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương?

- Ông Cầm Hà Chung: Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương, chúng tôi mong muốn đề xuất một số nội dung như sau:

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện CTMTQG. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, Chương trình, huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia; hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến cần linh hoạt.

Hai là, rà soát, điểu chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong xác định đối tượng, nội dung, định mức, quy trình làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.

+ Xin cảm ơn ông!

Minh Thiên (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống