(CLO) Ngày 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Qua thảo luận, các đại biểu đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu...
Thống nhất cao sự cần thiết và quan điểm sửa đổi “Luật Tổ chức Chính phủ”
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc khẩn trương chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật công phu, nghiêm túc, chất lượng. Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, các đại biểu cho rằng, nội dung của dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương; đồng thời tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Toàn cảnh phiên họp.
Tập trung góp ý vào một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, các đại biểu nhấn mạnh, đây là điểm mới, tiến bộ và cần thiết so với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cần rà soát, xác định rõ hơn về nội hàm các khái niệm; yêu cầu và cơ chế thực hiện phân quyền, quy định cụ thể về chủ thể phân cấp, ủy quyền, chủ thể được phân cấp, ủy quyền, các điều kiện để phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm,... nhằm tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.
Rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền
Tham gia thảo luận, liên quan tới phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”. Theo đó, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; Xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Đồng thời, tăng cường giám sát của Trung ương: Thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam.
Bên cạnh đó, về phân cấp, đại biểu tỉnh Hà Nam đề xuất, bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm; các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ. Đồng thời, cần áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.
Về ủy quyền, đại biểu đề nghị cần giới hạn phạm vi ủy quyền và bổ sung trách nhiệm giải trình. “Phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo...”, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.
Đại biểu Thạch Phước Bình– Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.
Quan tâm đến nội dung phân quyền, đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết, Khoản 6 quy định chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực nhưng không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Khoản 5 quy định chính quyền địa phương có thể chủ động phối hợp liên kết nội vùng, liên vùng nhưng không làm rõ cơ chế phối hợp, dẫn đến nguy cơ thiếu thống nhất giữa các địa phương. Khoản 2 yêu cầu công khai, minh bạch, nhưng chưa có cơ chế giám sát độc lập để bảo đảm việc thực hiện phân quyền không bị lạm dụng hoặc gây bất bình đẳng giữa các địa phương.
Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá điều kiện phân quyền theo hướng sửa khoản 6 thành: "Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ." Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp liên vùng theo hướng sửa khoản 5 thành: "Chính quyền địa phương chủ động phối hợp liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi được phân quyền trên cơ sở quy hoạch vùng, có sự giám sát và điều phối của Chính phủ".
Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Trần Quốc Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho rằng, đây là tư duy mới của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được Luật hoá, mà hiện nay nhiều địa phương đang rất cần, để giải phóng các nguồn lực đang bị kìm hảm bởi các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn để tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi và thông suốt các nội dung phân quyền này là hết sức khó khăn.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.
Do vậy, đại biểu đề xuất cần bổ sung nội dung vào Điều 18 của Dự thảo Luật về Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết, đồng thời phải bổ sung quy định giám sát chặt chẽ nội dung này. "Có như vậy, việc phân quyền mới thực sự hiệu quả và các điểm nghẽn mới được tháo gỡ, các nguồn lực …. mới có thể được giải phóng tốt nhất, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.", đại biểu nêu quan điểm.
Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong đó, liên quan tới nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, có ý kiến đề xuất bổ sung quy định về cơ chế trách nhiệm giải trình là bổ sung khoản 7 vào Điều 6 nội dung “Chính phủ có trách nhiệm giải trình công khai trước Nhân dân và Quốc hội về các chính sách lớn, thông qua các báo cáo định kỳ, phiên chất vấn công khai, và cơ chế phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.”
Ngoài ra, có ý kiến đại biểu đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương sớm ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các Luật được thông qua tại kỳ họp này. Đặc biệt là rất cần ban hành một Nghị định quy định về “Phân cấp, phân quyền” theo hướng rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để các chủ thể phân cấp, phân quyền và chủ thể được phân cấp, phân quyền dễ dàng triển khai thực hiện một cách thông suốt, hiệu quả.
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Khóa học ‘Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh’ là khóa học được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với một số đơn vị triển khai. Khoá học đang được mở miễn phí trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 15/2, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, trời ấm dần với độ ẩm không khí cao. Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng, mưa trái mùa giảm dần.
(CLO) Ngày 14/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(CLO) Vào khoảng 14h20 ngày 14/2, trên đường 18, tại ngã 3 Ba Lan, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ va chạm mạnh giữa xe ô tô con (đi theo hướng Hạ Long - Uông Bí) và một xe máy đi từ Nhà máy đóng tàu Ba Lan đi ra đường 18.
(CLO) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan vừa đấu tranh thành công chuyên án, triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 02 đối tượng, thu giữ 30kg ma túy đá.
(CLO) Sau thời gian tạm đóng cửa cho cuộc bầu cử tổng thống, từ ngày 25/2 tới, du khách sẽ được trở lại tham quan Nhà Trắng, biểu tượng quyền lực của nước Mỹ.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp như: Cần có chính sách tài khóa và tiền tệ tổng thể để kích cầu tiêu dùng; Tận dụng tối đa nguồn tài chính trong dân...
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Ngày 14/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Mục đích cao nhất là để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
(CLO) Ngày 14/2, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các đại biểu đề nghị cần quy định có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành hướng dẫn sắp xếp, bố trí đối với chức danh lãnh đạo quản lý là trưởng, phó các phòng, ban, chi cục thuộc diện UBND tỉnh, sở, ngành, UBND cấp huyện quản lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.