(CLO) Châu Âu đang tìm cách khuyến khích các nước châu Phi xuất khẩu dầu khí sang khu vực. Đáng chú ý, quốc gia Algeria đã bán hơn 80% khí đốt tự nhiên cho “lục địa già”. Tuy nhiên, mọi điều đều không phải màu hồng.
Trong chuyến thăm Algeria hồi đầu tháng này, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, đã kêu gọi hợp tác năng lượng chặt chẽ hơn giữa EU và quốc gia Bắc Phi, nơi xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên lục địa.
Giàu khí đốt, nghèo năng lực sản xuất
Ở phía Đông Algeria, nơi có mỏ dầu lớn Halliburton và Honeywell International, các quốc gia châu Âu cũng đang tìm cách đàm phán với Công ty Dầu khí Quốc gia để phát triển một mỏ dầu và xây dựng một nhà máy lọc dầu ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Theo Wall Street Journal, các cuộc đàm phán liên quan đến các thỏa thuận này có thể trị giá 1,4 tỷ đôla.
Trong nhiều thập kỷ, Bắc Phi là nguồn gốc của nhiều rắc rối về người di cư và một số khí đốt. Nơi đây là một phần của "rừng rậm" mà chính ông Josep Borrell đã đề cập đến trong một bài phát biểu gây tranh cãi, mô tả chính châu Âu như một "khu rừng" cần được bảo vệ khỏi "rừng rậm". Mọi suy nghĩ đều thay đổi cho đến khi ông phát hiện ra khu rừng đó có dầu và khí đốt.
Algeria bán hơn 80% khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nhanh chóng chỉ ra rằng quốc gia này khó có thể thay thế lượng khí đốt của Nga.
Đầu tiên, quốc gia này đang bị hạn chế năng lực sản xuất, điều này sau đó trở nên rõ ràng khi xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu Âu tăng gần mức kỷ lục vào năm 2021, chỉ giảm 10% vào năm 2022, ngay khi châu Âu đang “khát” khí đốt nhất.
Thứ hai, đất nước này cần đầu tư lớn vào việc mở rộng sản xuất, quốc gia này cũng không thể một mình làm nên chuyện. Vì vậy, nhiều “đại gia” trong ngành năng lượng đang tham gia cung cấp khoản đầu tư vào đó.
WSJ đã báo cáo vào tháng trước rằng Chevron đang xem xét thăm dò khí đốt ở Algeria, nơi có nguồn tài nguyên đá phiến thậm chí còn lớn hơn cả Mỹ.
Rối ren kế hoạch áp trần khí đốt
Hướng các khoản đầu tư đến các địa điểm dồi dào tài nguyên là một điều tích cực lớn và Algeria chắc chắn sẽ hoan nghênh những điều này, nhưng EU đang đặt ra những trở ngại theo cách riêng của mình.
Năm ngoái, khối đã nhất trí về mức trần giá đối với khí đốt tự nhiên mà họ mua từ nước ngoài. Và Algeria không hài lòng về điều đó.
Một ngày sau khi EU công bố mức trần, Bộ trưởng Năng lượng Algeria, Mohamed Arkad, cho biết Algeria "không ủng hộ ý tưởng hạn chế giá", đồng thời nói thêm rằng "các thị trường năng lượng phải được tự do" nếu các khoản đầu tư vào sản xuất nhiều hơn tiếp tục chảy.
"Algeria được coi là nhà cung cấp đáng tin cậy và an toàn cho châu Âu và chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các đối tác châu Âu về giá cả dài hạn", quan chức Algeria nói. Đồng thời nhấn mạnh, các đối tác châu Âu sẽ phải đồng ý dù bằng cách này hay cách khác.
Trong khi đó, tại Libya, tập đoàn Eni (Italy) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) gần đây đã ký một thỏa thuận trị giá 8 tỷ đô la mà Eni sẽ đầu tư vào hai mỏ khí đốt ngoài khơi khi Italy tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình.
"Đối với chúng tôi, Libya rõ ràng là một đối tác kinh tế chiến lược", Thủ tướng Italy Giorgia Meloni nói, ngay cả khi Bộ trưởng Dầu mỏ Libya chỉ trích thỏa thuận Eni là bất hợp pháp.
Thỏa thuận này có thời hạn 40 năm và dự kiến sẽ thúc đẩy sản xuất khí đốt tự nhiên của Libya. Đổi lại khoản đầu tư của mình, Eni sẽ giữ quyền sở hữu hơn 38% lượng khí đốt mà công ty sản xuất theo thỏa thuận trong thời hạn 15 năm.
Phản ứng của Bộ trưởng Mohamed Aoun là một lời nhắc nhở rằng Libya không phải là một quốc gia ổn định về chính trị và điều này có thể tạo ra một môi trường đầu tư đầy thách thức.
Tuy nhiên, sự thật mà châu Âu đã nhận thức được trong khoảng hơn một năm qua là châu Âu cần khí đốt và khí đốt này phải đến từ một nơi nào đó.
"Bắc Phi đã chậm phát triển tiềm năng của mình vì những rủi ro chính trị, liên quan đến tình trạng mất an ninh hoặc quan liêu", chủ tịch của một công ty có trụ sở tại Mỹ chia sẻ với WSJ. Tuy nhiên, khi châu Âu khẩn trương tìm kiếm nguồn thay thế năng lượng của Nga, "đây là thời điểm của họ", Geoff Porter nói.
Ước tính, Algeria có khoảng 707 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên (LNG) bị mắc kẹt trong các thành tạo đá phiến, được cho là lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Argentina. Trong khi đó, Libya nắm giữ khoảng 1,5 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, tương đương khoảng 53 nghìn tỷ mét khối.
Đây chắc chắn là những khối lượng đáng để các công ty có quy mô và tầm vóc như Chevron, Eni và Halliburton quan tâm. Đặc biệt là với nhu cầu của châu Âu vừa mới thức dậy và bất chấp sự kiên quyết của lãnh đạo EU về việc giảm sự phụ thuộc của khối vào hydrocarbon trong thời gian ngắn.
Các công ty lớn của Mỹ dường như cũng đã nhận ra điều đó và đang đặt cược vào Bắc Phi. Cơ hội chứng minh một vụ cá cược thành công là khá tốt. Châu Âu đã biết rằng họ không thể tồn tại nếu chỉ có LNG của Mỹ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…
(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.
(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.
(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.
Hạnh phúc của người nông dân không chỉ là năng suất tốt hay lợi nhuận cao. Đó còn là sự hài lòng khi tạo ra những nông sản ngày càng chất lượng và niềm tự hào khi được công nhận những thành quả ấy qua những mùa vàng thắng lớn.
Chiều ngày 30/10, Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao học bổng "Thắp sáng Ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ lần VIII" tại hội trường chính của trường.
Trong không khí náo nhiệt và đầy sôi động của Hội thi An toàn Vệ sinh viên (ATVSV) giỏi năm 2024 do Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức trong 2 ngày ngày 25-26/10 tại TP.Vũng Tàu, đội tuyển Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã xuất sắc giành Giải Đặc biệt toàn đoàn.
(CLO) Nga sẽ sớm cấm khai thác Bitcoin tại các khu vực thiếu điện nặng như Tây Nam Siberia và Viễn Đông khi nguồn cung cấp năng lượng bị dự báo sẽ thiếu hụt trầm trọng cho đến năm 2030.
(CLO) Nhu cầu vàng toàn cầu, bao gồm các giao dịch phi sàn, đã tăng 5% trong quý 3 năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục 1.313 tấn, đây là mức cao nhất theo quý từng được ghi nhận.
(CLO) Những ngày gần đây, quả bưởi Soi Hà đang được nhiều dân buôn rao bán rầm rộ với giá siêu rẻ, chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/quả khiến nhiều chị em đua nhau mua cả bao về thưởng thức.
(CLO) Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 398 công ty tại Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ chiến lược và công nghệ cho Nga trong xung đột Ukraine.
Tín dụng tăng trưởng 14%, số hóa toàn diện và chuyên sâu, quản lý rủi ro chặt chẽ và hoạt động hiệu quả, khép lại 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) lãi hơn 5.460 tỷ đồng, định giá thương hiệu tăng 8% lên 461 triệu USD.