(NB&CL) Hằng năm số thí sinh có mong muốn theo học đại học rất cao nhưng vì nhiều lý do, trong đó có lý do học phí đã khiến đông đảo các em đành từ bỏ ước mơ theo học đại học.
Những con số biết nói
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin: Năm 2023 có 1.025.166 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong số này, những thí sinh dự thi chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp 73.232 (chiếm 7,14%), thí sinh chỉ xét tuyển sinh 34.203 (chiếm 3,34%), thí sinh xét tốt nghiệp và tuyển sinh 917.731 (chiếm 89,52%). Con số này của năm 2022 là 941.759 thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2022 có đăng ký xét tuyển đại học. Việc các năm gần đây số thí sinh có đăng ký xét tuyển đại học ở mức cao cho thấy nhu cầu theo học đại học của các em rất lớn. Bình luận về con số này, chị Hoàng Thị Mỹ Quý ở Hà Tĩnh cho rằng, việc có nhiều em đăng ký thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học phản ánh thực tế trong sâu thẳm trái tim mỗi học sinh đều muốn được theo học đại học.
Tuy nhiên, con số đăng ký và thực tế nhập học đại học lại là những số liệu trái ngược nhau. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2022 cả nước có 48,09% thí sinh đậu tốt nghiệp THPT theo học đại học. Cá biệt nhiều tỉnh thành miền núi như: Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu có tỷ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp THPT theo học đại học thấp dưới 30%. Các tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa tỷ lệ nhập học còn thấp hơn trung bình cả nước. Các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ tỷ lệ nhập học đại học cũng đạt gần 30%.
Trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng sư phạm vào khoảng 550.000 chỉ tiêu nhưng nhiều ngành nghề, nhiều trường học không tuyển đủ thí sinh theo học. Riêng năm 2022, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT đã có hơn 325.000 thí sinh trước đó đăng ký xét tuyển đại học đã không tham gia đăng ký xét tuyển.
Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT từng khẳng định, việc có 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng là số liệu bình thường, không thể hiện điều gì đáng quan ngại. Theo vị này, thì năm 2022, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chưa phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học mà chỉ cần tích vào một ô trên phiếu đăng ký dự thi với nội dung có ý định đăng ký xét tuyển đại học hay không.
“Đa số các em sẽ tích vào ô này vì không gây ảnh hưởng gì, sau này mới là thời điểm quyết định đăng ký nguyện vọng thực sự. Tới khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới thực sự đăng ký nguyện vọng xét tuyển cụ thể và nộp lệ phí” - bà Nguyễn Thu Thủy cho biết.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc theo học đại học đối với các em học sinh là một thử thách lớn đối với đại đa số gia đình con em nông thôn. Ảnh: T.L
Theo số liệu, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270, năm 2021 là 794.739 thí sinh. Nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 chỉ còn 616.522 giảm mạnh so với năm 2021. Bàn về vấn đề này, chị Hoàng Thị Mỹ Quý nêu ý kiến, việc thí sinh có nguyện vọng theo học đại học với đăng ký thực tế đã giảm trong 3 năm qua có lý do xuất phát từ điều kiện kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc theo học đại học đối với các em học sinh là một thử thách lớn đối với đại đa số gia đình con em nông thôn. Tại một tỉnh có truyền thống hiếu học như Hà Tĩnh, tỷ lệ theo học đại học của học sinh tốt nghiệp THPT thấp hơn mức trung bình cả nước đã cho thấy nhiều gia đình không đủ chi phí cho con theo học đại học.
Rào cản học phí đang gây ra nhiều khó khăn
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận thì nhiều đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh đã nhiều lần gửi kiến nghị của cử tri phản ánh về tình trạng học phí đang là rào cản đối với học sinh tiếp cận giáo dục đại học. Cử tri tỉnh An Giang đã kiến nghị lên Bộ GD&ĐT và yêu cầu cần có giải pháp. Theo đó, năm 2022 - 2023 học phí đại học tăng nhiều gây ra tâm trạng lo lắng, khó khăn cho phụ huynh. Cử tri tại tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, có lộ trình thực hiện chính sách thu học phí hợp lý hơn. Theo đó, cử tri phản ánh, việc các cấp học, bậc học đều tăng học phí từ năm học 2022-2023 gây áp lực rất lớn cho các gia đình có con đi học. Đáng chú ý, hiện nay, nhiều trường đại học khi chuyển sang tự chủ thì mức thu học phí cũng tăng cao so với trước đây.
Trong khi đó, cử tri tỉnh Vĩnh Long cho rằng, Bộ GD&ĐT cần có định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh để các em hiểu được tầm quan trọng của việc học. Vì hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để cho các em học đại học vì học phí quá cao, các trường dạy nghề học phí thấp nhưng các em lại không lựa chọn theo học nghề.
Qua kiến nghị của các đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy, học phí đang là rào cản lớn khiến học sinh không tiếp cận được giáo dục đại học. Theo lộ trình năm nay, học phí đại học công lập tiếp tục tăng. Việc học phí đã là rào cản đối với học sinh tiếp cận giáo dục đại học đang trở thành thực tế.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm Lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, việc người dân đóng góp học phí là góp phần bù đắp thiếu hụt của Nhà nước chưa đảm đương được. Đất nước Cuba khó khăn như thế nhưng họ không thu tiền học phí của sinh viên. “Không được dùng bẫy học phí để gạt học trò theo học đại học” – ông Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến.
Giáo sư Phạm Tất Dong - Nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học cũng cho rằng, nhà trường mở ra không phải nhằm mục tiêu thu học phí mà là trang bị tri thức cho mọi người. Hơn nữa, giáo dục là để phục vụ quần chúng. Quần chúng không có điều kiện học thì phải giúp họ được học. Cả thế giới đều mong muốn học tập suốt đời. Muốn học suốt đời thì phải học đại học chứ không phải trình độ phổ thông.
“Từ năm 2006, Đảng và Nhà nước ta đã nói đến một nền giáo dục mở là nền giáo dục không rào cản. Cho nên mọi người sẽ được tiếp cận học đại học với những chương trình và phương pháp khác nhau, đó mới là cách để nâng chất lượng nguồn nhân lực và phát triển đất nước” - Giáo sư Phạm Tất Dong nói.
Cũng liên quan vấn đề này, ông Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cho hay mặt bằng học phí của các trường đại học công của Việt Nam tương đối thấp, nhưng không hẳn ở mức đáy. Khi tăng học phí, các cơ sở giáo dục đại học ngoài yêu cầu đảm bảo nguồn chi trên đầu sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì còn phải phù hợp với thu nhập của người dân. Tuy nhiên, việc tăng học phí sẽ gây khó khăn cho một số đối tượng sinh viên yếu thế.
Sớm đánh giá tác động của việc tăng học phí!
Theo nghị quyết 81 của Chính phủ, từ năm học 2022-2023 học phí của cơ sở giáo dục công lập tăng theo lộ trình hàng năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất 2 phương án học phí cho năm học 2023-2024.
Phương án 1: Áp dụng theo đúng lộ trình học phí tại Nghị định số 81. Mức trần học phí giáo dục đại học công lập tăng cao bình quân 45,7% so với năm học 2022-2023.
Phương án 2: Điều chỉnh lộ trình học phí lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định 81.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cả hai phương án này đều sẽ tác động tới người dân, nhất là các đối tượng yếu thế. Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thông qua nghị quyết về mức học phí năm học tới vào kỳ họp tháng 7. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm đánh giá tác động của việc tăng học phí tới người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế để sớm quyết định có tăng học phí cho năm học mới hay không.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.