Recep Tayyip Erdogan: Vị Tổng thống của những tuyên bố… gây sốc

Thứ sáu, 10/06/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ông Recep Tayyip Erdogan- Vị Tổng thống đương nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục thu hút sự chú ý đặc biệt bởi không ít những phát ngôn… gây sốc.

Những ngày này, một trong những đề tài thu hút sự quan tâm bàn luận của dư luận và báo giới quốc tế là sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên nước. Nhân vật tạo nên sự kiện hiếm có này không ai khác là Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan. Vị Tổng thống đương nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ trước đó còn liên tục thu hút sự chú ý đặc biệt bởi không ít những phát ngôn… gây sốc.

“Châu Âu đang hoảng loạn”

Đó là tuyên bố được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra hôm 5/6 vừa qua. “Chúng tôi đang thấy sự hoảng loạn ở châu Âu do hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine - Nga” - ông Recep Tayyip Erdogan nói và cho biết “Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát thành công dòng người di cư bất hợp pháp từ Syria trong 11 năm” và hy vọng: “Thế giới sẽ thoát khỏi thời kỳ này càng sớm càng tốt”.

Cũng trong bài phát biểu trước người ủng hộ ở thị trấn Kizilcahamam, Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan còn thẳng thừng tuyên bố: “Hệ thống mà phương Tây xây dựng để bảo vệ an ninh và phúc lợi của chính họ đang sụp đổ”.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan

Năm 2014, ông Recep Tayyip Erdogan - khi đó đang là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ - đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên của nước này. Lãnh đạo kỳ cựu này đã làm thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 và nắm giữ cương vị này tới 3 nhiệm kỳ. Thời điểm đó, ông Recep Tayyip Erdogan giành được sự ủng hộ của công chúng để tiếp tục làm Tổng thống vì đã thúc đẩy nền kinh tế và đưa ra tiếng nói đối với những người theo phái bảo thủ.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, từ lâu đã được nhìn nhận là “cơm không lành, canh chẳng ngọt” bởi những khác biệt trong quan điểm giữa hai bên. Cũng bởi những khác biệt này mà cho tới nay, trải qua 7-8 năm đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được là thành viên “ngôi nhà chung” EU.

Những năm vừa qua, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tàu thăm dò khí đốt và điều tàu hải quân đến vùng biển Ðông Ðịa Trung Hải - nơi đang xảy ra các tranh chấp gay gắt về chủ quyền và đặc quyền kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với hai quốc gia thành viên châu Âu là Cộng hòa Síp và Hy Lạp, các chính sách đối với khu vực Trung Ðông - Bắc Phi, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Libya đã đẩy mối quan hệ giữa hai bên thêm phần căng thẳng. Phía EU từng nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết tranh chấp với hai thành viên EU là Hy Lạp và Cyprus, rút quân khỏi Libya nhưng vẫn không đạt kết quả nào.

Hồi năm 2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen từng lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không được tìm cách đe dọa Hy Lạp và CH Síp.

Tháng 4/2021, hai quan chức cao cấp nhất của châu Âu: Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tiến hành hội đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhằm tìm giải pháp hàn gắn mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, cho tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu vẫn thể hiện nhiều sự khác biệt lớn.

“Thụy Điển là trung tâm “ươm mầm” các tổ chức khủng bố”

Những quốc gia này không có lập trường rõ ràng chống lại các tổ chức khủng bố. Thụy Điển là trung tâm “ươm mầm” các tổ chức khủng bố. Họ đưa những kẻ khủng bố đến trao đổi ở Quốc hội. Chúng tôi sẽ không nói đồng ý với việc họ gia nhập NATO”, đó lý giải của ông Recep Tayyip Erdogan về lý do Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO.

Cả hai quốc gia này đều không có thái độ rõ ràng và cởi mở đối với các tổ chức khủng bố. Làm sao chúng tôi có thể tin tưởng họ được?” - ông Recep Tayyip Erdogan nói thêm.

Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có quan điểm tích cực. Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm tương tự như việc NATO chấp nhận cho Hy Lạp tham gia liên minh. Hơn nữa, các quốc gia Bắc Âu là nơi ở của các tổ chức khủng bố” - ông Erdogan tuyên bố với giới báo chí.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga V.Putin.

Làm Thủ tướng rồi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan được xem là nguyên thủ đang nắm quyền lãnh đạo tại một trong những quốc gia thành viên có tiềm lực quân sự hùng mạnh bậc nhất của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thành viên gia nhập NATO từ năm 1952 này sở hữu lực lượng quân đội lớn nhất trong số 29 thành viên của khối, chỉ đứng sau Mỹ. Bên cạnh đó, vị trí địa lý tự nhiên (nắm giữ eo biển huyết mạch Bosporus thông từ Biển Đen ra Địa Trung Hải, nằm vắt qua hai đại lục Á – Âu có biên giới chung với Syria, Iraq), đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược quan trọng đối với NATO.

Tại một cuộc họp báo ngày 16/5/2022, ông Recep Tayyip Erdogan  yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển phải chấm dứt việc ủng hộ đảng Công nhân người Kurd (PKK) - vốn vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố đồng thời  Phần Lan và Thụy Điển  phải dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 10/2019. 

“Đừng đùa với Thổ Nhĩ Kỳ”

“Đừng đùa với người Thổ Nhĩ Kỳ. Đừng đùa với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài Macron, ông ấy sẽ gặp thêm nhiều rắc rối với tôi” – đó là tuyên bố từng được ông Erdogan tuyên bố trong bài phát biểu của mình trên Đài truyền hình Istanbul cách đây gần 2 năm.

Tuyên bố gây sốc này của ông Recep Tayyip Erdogan được đưa ra sau khi người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron có những phát biểu liên quan đến căng thẳng giữa Athens-Ankara leo thang về vấn đề thăm dò dầu khí ở Đông Địa Trung Hải.

Theo đó, Tổng thống Pháp chỉ rõ: “Người châu Âu chúng ta cần phải rõ ràng và kiên quyết với Chính phủ của Tổng thống Erdogan mà ngày nay đang hành xử theo cách không thể chấp nhận được. EU phải cứng rắn với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, những người xứng đáng hơn Chính phủ của Tổng thống Erdogan”.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 3

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Nguồn: Reuters)

Cách đó 5 năm, hồi năm 2015, ông Recep Tayyip Erdogan từng đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi chân thành khuyên Nga đừng đùa với lửa”, rằng “đừng dùng vụ bắn rơi máy bay Su-24 như là một cái cớ để đưa ra những cáo buộc không thể chấp nhận được chống lại chúng tôi”. Tuyên bố được đưa ra sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Nga đã đe dọa tiến hành trả đũa quân sự, tuy nhiên, ông Recep Tayyip Erdogan cho rằng đó là hành động cảm tính và không đúng mực.

Liên hợp quốc ngày 1/6 đã chấp thuận yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đổi cách viết tên nước từ Turkey thành Türkiye. Türkiye là cách viết tên nước theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đã được sử dụng từ năm 1923, khi Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia mới sau khi Đế chế Ottoman tan rã.  Theo Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cái tên mới thể hiện “văn hóa, văn minh và các giá trị của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ một cách tốt nhất”. Còn theo nhiều nhà quan sát, lý do chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên là để loại bỏ mối liên hệ với gà tây - loại gia cầm là biểu tượng của ngày Lễ Tạ ơn ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, trong khẩu ngữ, Turkey được sử dụng để ám chỉ thất bại.

Hà Anh

Tin mới

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.

Thể thao
Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.

Đời sống văn hóa
Sân khấu kịch của Cát Tường đóng cửa

Sân khấu kịch của Cát Tường đóng cửa

(CLO) MC Cát Tường đã quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Giải trí
'Như chưa hề có cuộc chia ly' trở lại sau 5 năm tạm dừng

'Như chưa hề có cuộc chia ly' trở lại sau 5 năm tạm dừng

(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.

Giải trí
Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Tin tức
Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.

Tin tức
Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá dịch vụ trên cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây

(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Công luận 24H
Đồng Nai: Phát lộ vụ vận chuyển đất trái phép từ dự án nhà ở xã hội Long Bình Tân

Đồng Nai: Phát lộ vụ vận chuyển đất trái phép từ dự án nhà ở xã hội Long Bình Tân

(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.

Điều tra
Chiều nay, giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng

Chiều nay, giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng

(CLO) Chiều nay (2/4), giá vàng trong nước điều chỉnh giảm, mất mốc 102 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Báo chí trên mạng xã hội: Xu hướng tất yếu và những lời khuyên

Báo chí trên mạng xã hội: Xu hướng tất yếu và những lời khuyên

(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.

Báo chí - Công nghệ
Giá xe Lynk & Co giảm cao nhất 132 triệu đồng

Giá xe Lynk & Co giảm cao nhất 132 triệu đồng

(CLO) Greenlynk Automotives áp dụng đợt ưu đãi giá dành cho toàn bộ các mẫu xe Lynk & Co đang phân phối tại thị trường Việt Nam trong tháng 4 này.

Xe
Chứng khoán tăng chậm lại vào cuối phiên

Chứng khoán tăng chậm lại vào cuối phiên

(CLO) Hôm nay (2/4), chỉ số VN-Index tăng khá tốt song đến cuối phiên, cổ phiếu trụ cột hạ nhiệt đã khiến đà tăng chậm lại.

Kinh doanh - Tài chính
Israel mở rộng chiến dịch quân sự ở Gaza, lập vùng an ninh mới

Israel mở rộng chiến dịch quân sự ở Gaza, lập vùng an ninh mới

(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế