Nhạc kịch 'Khát vọng đỏ' tôn vinh Bộ đội cụ Hồ trong thời bình
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
Theo dõi báo trên:
Giờ đây, những con tò he đầy màu sắc đã được nhiều người biết tới hơn và trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, mang bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.
Cứ đều đặn vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu, ông Nguyễn Văn Đĩnh lại nổ xe máy ra khỏi nhà, bắt đầu “hành trình” từ ngoại thành về trung tâm Hà Nội. Năm nay đã 65 tuổi, ông Đĩnh là một trong số 21 nghệ nhân làng nghề tò he Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được thành phố cấp thẻ để tham gia trình diễn, quảng bá văn hóa cổ truyền, phục vụ du khách ở phố đi bộ Hồ Gươm mỗi dịp cuối tuần.
“Buôn có bạn, bán có phường” - cùng đi với ông Đĩnh có vài người nữa cũng là những nghệ nhân của làng nghề. Họ cùng nhau thuê một nhà trọ trên phố Bạch Đằng để cất đồ đạc và ngủ lại trong ba tối cuối tuần. Mất chừng 2 tiếng đồng hồ cho quãng đường hơn 30km, khoảng 5 giờ chiều, họ đến phòng trọ. “Chúng tôi chỉ tranh thủ nghỉ ngơi chốc lát, còn phải chuẩn bị đồ nghề cho kịp mở hàng lúc 7 giờ tối, khi phố đi bộ mở cửa”, ông Đĩnh nói.
Một tuần làm việc của những nghệ nhân Xuân La bắt đầu từ tối thứ Sáu và kết thúc vào khoảng 10 giờ đêm ngày Chủ nhật. Họ trở về nhà trọ ngủ lại và sáng thứ Hai lại trở về Xuân La bằng xe máy. Tuy nhiên, một số người còn trẻ vẫn thường về nhà vào đêm trước và trở lại vào sáng hôm sau, với chặng đường hơn trăm cây số mỗi ngày.
Được Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội bố trí nằm đối diện với đền Ngọc Sơn, khu vực những sạp tò he dịp cuối tuần thu hút khá đông du khách. Trẻ em, thanh niên và người nước ngoài thường nán lại để ngắm những chú tò he xanh, đỏ ngộ nghĩnh và rất sống động. Khi được du khách yêu cầu nặn cái gì, các nghệ nhân đều đáp ứng được ngay. Dưới bàn tay “ma thuật” của các nghệ nhân, những cục bột màu vô tri vô giác đã nhanh chóng tạo thành những hình tượng bắt mắt, sinh động. Không chỉ quyến rũ trẻ em, người lớn cũng vô cùng thích thú, thán phục với tài nghệ của những nghệ nhân Xuân La.
Chỉ vào sạp hàng với hàng trăm sản phẩm, ông Đĩnh cho biết, mỗi con tò he thành phẩm được bán đồng giá 20 nghìn đồng “theo quy định của Ban”. Khách muốn được trải nghiệm tự tay làm các sản phẩm tò he cũng sẽ được đáp ứng. Với mỗi khay bột nặn giá 20.000 đồng, du khách có thể nặn tò he theo mẫu hoặc tùy theo trí tưởng tượng, với sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Đây là trải nghiệm thú vị, thu hút nhiều em nhỏ, nhưng cũng không hiếm những bạn trẻ tham gia, như một cách để xả stress.
Bên cạnh sạp hàng của ông Đĩnh là sạp của các nghệ nhân Đặng Văn Kha, Đào Văn Hồng, Đặng Văn Khương… Họ đều là những người đã gắn bó với tò he từ khi mới 6 - 7 tuổi, cùng tham gia trình diễn tại phố đi bộ từ những ngày đầu tiên. “Thu nhập từ làm tò he ư? Chỉ thêm thắt thôi, nghề chính của chúng tôi vẫn là nông nghiệp. Chúng tôi lên đây làm, mệt nhưng mà vui. Và quan trọng nhất là làm vì đam mê” - anh Đặng Văn Kha chia sẻ.
Là đất làng nghề, ở Xuân La hầu như ai cũng biết nặn tò he. Trẻ con ở Xuân La mới 4 - 5 tuổi đã làm quen với những con tò he, lên đến 14 - 15 tuổi là có thể ra đường kiếm sống bằng nghề.
Theo ông Đặng Văn Tẫn - Chủ nhiệm CLB làng nghề truyền thống tò he Xuân La, thôn có hơn 4.000 dân thì 2/3 trong số này biết nghề và số người thạo nghề lên tới hàng nghìn. Đây là nghề “cha truyền con nối”, nên nhiều gia đình 2-3 thế hệ làm nghề, như ông Nguyễn Văn Đĩnh là cha ruột của “kỳ nhân tò he” Nguyễn Văn Thành nổi danh trên báo chí gần đây.
CLB làng nghề hiện có 150 thành viên tham gia, hầu hết là người còn khá trẻ, trong khi nhiều người đứng tuổi nắm giữ những tinh hoa của nghề, CLB chưa thu hút được. Chính bởi vậy, số người được phong danh hiệu nghệ nhân chính thức không nhiều nhưng những “nghệ nhân làng” thì không đếm xuể.
Theo nghệ nhân Đặng Văn Khương, điểm đặc biệt của tò he là có thể đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người chơi, họ thích hình gì các nghệ nhân sẽ nặn hình đó nhưng lại không ai giống ai.
“Nghề này mỗi người lại có một hoa tay riêng. Bây giờ ra đề nặn con rồng chẳng hạn, 100 người nặn không ai giống ai. Cứ nhìn sản phẩm cũng biết được là hàng nhà ai”, ông Khương nói.
Còn theo ông Tẫn, nghề nặn tò he ở Xuân La đã có tuổi đời trên 300 năm. Đến nay, về cơ bản các nghệ nhân của làng vẫn giữ được những nét cổ truyền và đặc biệt là “bí quyết” làm bột từ xưa truyền lại. Tuy nhiên, một số công đoạn đã được “cải tiến” cho hợp thời.
“Bây giờ làng nghề vẫn sử dụng bột gạo nếp nhưng các màu thì được thay thế bằng phẩm màu, thế nên chúng tôi khuyến cáo không ăn sản phẩm. Cũng có một cái khác là ngày xưa các cụ nặn tò he trên vòng nứa, nay làng nghề làm que tre, gắn con giống lên đó rất tiện”, ông Tẫn nói.
Ông Tẫn cho biết, cách đây chừng hơn chục năm, các loại đồ chơi giá rẻ và độ bền cao của Trung Quốc tràn ngập, nghề nặn tò he đứng trước nguy cơ mai một. Mà “điểm yếu” của tò he chính là không bền, chỉ chơi được vài ngày là hỏng. Quyết tâm khắc phục điều này nhưng cũng phải mất nhiều năm, các nghệ nhân Xuân La mới tìm ra cách thức làm bột nặn có thể chống mốc và bảo quản tò he lên đến vài năm.
Cũng trong trào lưu “làm mới” tò he, các nghệ nhân Xuân La đã thử nghiệm nhiều hướng đi khá táo bạo. Dễ nhận thấy nhất là họ không chỉ nặn những con giống quen thuộc như 12 con giáp, hoa lá như xưa mà các sản phẩm phong phú, hiện đại hơn nhiều. Các nghệ nhân làng Xuân La cũng đã biến tấu ra những sản phẩm mới lạ như: Tranh tò he, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ…
Về không gian làm nghề, theo nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh, người làng Xuân La hiện có mặt trên khắp cả nước biểu diễn phục vụ du khách, đặc biệt là các không gian phố đi bộ ở Hà Nội, TP.HCM. Những con tò he xanh đỏ cũng đã được giới thiệu sang các nước bạn như Mỹ, Nhật, Anh, Campuchia...
“Tò he là loại hình thủ công truyền thống, chủ yếu làm theo hình thức cá nhân, bày bán linh hoạt nên đã có một thời người ta coi đây là loại hàng rong và bị cấm đoán, xua đuổi. Thú thật, đã có những thời điểm, tò he tưởng chừng bị quên lãng. Nhưng ở Xuân La hiện nay, tre chưa già, măng đã mọc. Chúng tôi có hơn 300 em đang theo học 8 lớp dạy làm tò he, chưa kể hàng trăm em khác học tại nhà từ cha mẹ. Tôi tin rằng, nghề nặn tò he sẽ không bao giờ mai một mà sẽ giữ được những giá trị đích thực của mình trong tâm hồn người dân Việt”, ông Tẫn chia sẻ.
T.Toàn
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) Ngày 26/11, Lễ ký thỏa thuận hợp tác phát sóng Bộ phim tài liệu ‘Con đường phát triển’ giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây đã được diễn ra.
(CLO) Ngày 26/11, tại thủ đô Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
(CLO) Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 1/12/2024 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội).
(CLO) Apple đối mặt thách thức lớn khi muốn ra mắt AI tại Trung Quốc, với yêu cầu hợp tác cùng công ty địa phương để vượt qua các rào cản pháp lý và chính sách kiểm soát nghiêm ngặt.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Long (SN 1991, quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "Giết người".
(CLO) Mẫu xe gầm cao cỡ B nhập khẩu Indonesia chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 2 phiên bản, giá bán lẻ 589-669 triệu đồng, thấp hơn đa số đối thủ cùng phân khúc.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Với vi phạm lùi xe ở đường một chiều, nam tài xế N.V.Q. bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái 2-4 tháng.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Chiếc xe ô tô kéo theo rơ-moóc đang dừng ở bên đường tại thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn phần đầu xe; một số hàng hóa là lúa cũng bị cháy.
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Các biệt thự cổ độc bản có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa đang được chính quyền TP HCM lên các phương án bảo tồn nhằm gìn giữ và phát huy giá trị của các biệt thự này.
(CLO) Những năm gần đây, các chủ vườn quất tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đã đầu tư, sáng tạo hơn với nhiều kiểu dáng để thu hút khách hàng. Trong đó, quất mộc căn là loại cây cảnh đang được nhiều người dân săn lùng để chơi vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống lâu đời đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc, những lễ hội truyền thống rộn ràng. Người dân có cuộc sống giản dị, thật thà; biết chế biến những món ăn mộc mạc, mang hương vị của núi rừng; gìn giữ tập quán sản xuất nông nghiệp, nếp sống lâu đời; thiên nhiên trùng điệp với đồi núi xanh bát ngát - những điều đó hòa quyện vào nhau, có sức hút đối với du khách, là lợi thế để huyện Định Hóa, Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm.
Tối 24/11, tại Bồ Đào Nha, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) lần thứ 31 đã vinh danh Sun Group tại 3 hạng mục giải thưởng danh giá, và 2 trong số đó được trao tặng cho các công trình của tập đoàn này ở Phú Quốc.
(CLO) Công trình trùng tu điện Thái Hòa nhận được nhiều khen ngợi bởi sự hoàn mỹ, cẩn trọng của công tác trùng tu di tích tại cố đô Huế.
Siêu nhạc hội Viettel Y- FEST 2024 chính thức diễn ra tại quảng trường Cách mạng tháng 8 – Phố đi bộ Hồ Gươm với sự góp mặt của nhiều ngôi sao ca nhạc như Sơn Tùng M-TP, ISSAC, SOOBIN, Hòa Minzy, HIEUTHUHAI, Orange, Dương Domic, DJ KS, MC Quang Bảo…
(CLO) Những ngày này, một số vườn bưởi ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, hàng nghìn quả bưởi ngả vàng ươm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm check-in lý tưởng thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.