Rủi ro dễ gặp phải khi mua thực phẩm chức năng trên Lazada

Thứ ba, 11/04/2023 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh các cửa hàng bán sản phẩm thời trang làm giả logo, mẫu mã, trên sàn thương mại điện tử Lazada còn có nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và không được dán nhãn theo đúng quy định pháp luật.

Tràn lan sản phẩm không rõ nguồn gốc

Sau khi đăng tải bài viết “Đi ngược cam kết, Lazada để thương nhân bán hàng giả tràn lan không kiểm soát” phản ánh về vấn nạn hàng giả, hàng nhái ở ngành hàng thời trang trên trang thương mại điện tử Lazada, qua tìm hiểu kĩ hơn, PV báo Nhà báo và Công luận còn nhận thấy các dấu hiệu vi phạm khác ở nhiều gian hàng đang kinh doanh trên “chợ” điện tử này.

Chỉ cần gõ một vài từ khóa trên thanh tìm kiếm của ứng dụng Lazada như “thực phẩm chức năng”, “thực phẩm chức năng giảm béo”, “Collagen”… người dùng có thể thấy hàng trăm gian hàng đang bán các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) với mẫu mã, giá bán, ưu đãi khác nhau. Các loại sản phẩm với lời quảng cáo “có cánh” đã đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dùng để tiêu thụ hàng hóa được tốt hơn.

Đặc biệt các loại TPCN có gắn mác nhập khẩu, xách tay từ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… thường được người dùng ưa chuộng hơn dù giá cao hơn hàng Việt Nam. Có hàng nghìn sản phẩm được bán ra trên mỗi gian hàng của sàn thương mại điện tử Lazada. Nếu tính chung trên toàn sàn, số lượng TPCN đến được tay người dùng là con số khổng lồ.

Nhiều người dùng đã bị cái mác nhập ngoại và giá thành cạnh tranh của các sản phẩm thu hút, họ quên mất những rủi ro có thể gặp phải khi mua các sản phẩm xách tay không có nguồn gốc rõ ràng, không thông qua các khâu kiểm định của cơ quan chức năng Việt Nam.

rui ro de gap phai khi mua thuc pham chuc nang tren lazada hinh 1

Với từ khóa "thực phẩm chức năng", hàng nghìn cửa hàng bán các loại sản phẩm trong và ngoài nước xuất hiện

Bài liên quan

Theo quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm có quy định hàng hóa nhập khẩu cũng phải thực hiện một trong hai thủ tục tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm tùy vào sản phẩm đó là sản phẩm, thực phẩm gì.

Trong đó, công bố TPCN là thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường. Một sản phẩm TPCN chỉ được lưu thông trên thị trường khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm TPCN.

Đối với các TPCN đã có quy chuẩn kỹ thuật, phải công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Đối với các TPCN chưa có quy chuẩn kỹ thuật, phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên qua tìm hiểu, nhiều sản phẩm đang được bán trên Lazada với mác nhập ngoại lại không được tìm thấy trên hệ thống tra cứu của Cục an toàn thực phẩm.

Đơn cử như sản phẩm “Collagen marin Nat Form” được quảng bá là hàng nội địa Pháp, bán với giá 550 ngàn đồng/lọ. Tuy nhiên trong phần giới thiệu, chủ cửa hàng trên Lazada chỉ nói về công dụng và thương hiệu của sản phẩm này mà không nhắc đến nguồn gốc hàng hóa.

Hay một sản phẩm khác hỗ trợ điều trị tiểu đường là Nature Made Diabetes Health Pack có giá gần 600 nghìn đồng/hộp. Sản phẩm này được quảng cáo là hàng ngoại nhập từ Mỹ, được hàng chục cửa hàng trên Lazada kinh doanh. Tuy nhiên không có thông tin công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nào liên quan đến sản phẩm này được tìm thấy.

rui ro de gap phai khi mua thuc pham chuc nang tren lazada hinh 2

Có nhiều sản phẩm được quảng cáo là hàng xách tay và không có thông tin công bố an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Việc không có thông tin công bố đồng nghĩa với rủi ro mà người mua có thể nhận phải khi mua các loại sản phẩm như vậy. Có thể đó là hàng xách tay nhưng cũng có thể là hàng giả, làm nhái thương hiệu và lợi dụng quy chế kiểm định hời hợt của sàn thương mại điện tử để đến tay người tiêu dùng.

Sản phẩm không có tem nhãn phụ

Để kiểm chứng về các loại hàng nhập ngoại trên Lazada, PV cũng đã đặt thử một loại TPCN là thuốc bổ não có tên Healthy Care Ginkgo Biloba 2000, được quảng cáo là hàng của Úc với giá gần 170 ngàn đồng/lọ.

Khi sản phẩm đến tay, ngoài việc không có vỏ hộp, thông tin của nhà nhập khẩu, sản phẩm này còn không được dán bất kì một loại tem nhãn phụ nào bằng tiếng Việt. Vì thế các thông tin như cách sử dụng, công dụng, thành phần, xuất xứ của sản phẩm này với người sử dụng gần như là bằng không.

rui ro de gap phai khi mua thuc pham chuc nang tren lazada hinh 3

Sản phẩm được PV mua trên Lazada không có vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng hay dán tem phụ tiếng Việt theo đúng quy định pháp luật

Qua tìm hiểu, sản phẩm TPCN Healthy Care Ginkgo Biloba 2000 đã được công ty nhập khẩu đăng ký công bố sản phẩm với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, được bán trên nhiều nhà thuốc với giá gần 300 nghìn đồng/lọ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu PV có phải đã mua phải sản phẩm giả?

Tại phần đánh giá của nhiều loại TPCN khác, người mua hàng đã đăng tải nhiều hình ảnh phản hồi thể hiện việc các loại TPCN như thuốc bổ não, vitamin, viên uống giảm béo… hầu như đều được đóng trong các lọ nhãn mác nước ngoài và hoàn toàn không được dán tem phụ bằng tiếng Việt.

Trong trường hợp những sản phẩm nói trên không phải hàng giả, hàng nhái thì hành vi không dán tem phụ cũng đã vi phạm Nghị định số 111/2021/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cụ thể, đối với các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nội dung bằng tiếng Việt với các thông tin gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, nếu không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định và quy định pháp luật liên quan.

rui ro de gap phai khi mua thuc pham chuc nang tren lazada hinh 4

Nhiều sản phẩm ghi nhận trong phần phản hồi của người mua cũng không được dán nhãn phụ tiếng Việt

Đối với hàng hóa nhập khẩu, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

Với việc vi phạm các quy định pháp luật của các gian hàng TPCN, khách hàng của Lazada lại một lần nữa phải đối mặt với rủi ro mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Khác với các loại hàng hóa như thời trang, TPCN là các sản phẩm phải uống, hấp thụ vào trong cơ thể. Với việc dùng phải TPCN là hàng giả trong thời gian dài, mối nguy hại sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đối với cơ thể người dùng, gây hậu họa khôn lường.

An Vũ

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp