(CLO) Liên quan đến vụ việc cây rừng ngập mặn tại hai bên dự án đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả bị héo lá, chết hàng loạt, có đến 4 kết quả điều tra khác nhau từ các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh.
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, vào thời điểm cuối tháng 12/2021, một diện tích lớn rừng ngập mặn tại Quảng Ninh (chủ yếu là cây đước vòi có chiều cao trung bình khoảng 1,6m) đã bị khô ngọn, phần cành lá phía dưới bị héo. Điều đặc biệt là rừng bị khô, héo lá thành những vệt ngang thẳng hàng, xen kẽ, kế tiếp nhau; một số địa điểm cây bị chặt phá và xuất hiện các cọc xào cắm tuyến chia ranh giới.
Diện tích cây rừng bị hiện tượng trên khoảng 4,8 ha, nằm tại vị trí thuộc ranh giới giữa hai địa phương. Trong đó, 2,1 ha là rừng tự nhiên ngập mặn phục hồi, thuộc quy hoạch rừng phòng hộ chắn sóng, chủ rừng là UBND phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả); 2,7 ha là rừng tự nhiên ngập mặn, nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn phường Hà Phong (TP Hạ Long), chủ rừng là hộ gia đình ông Đinh Văn Minh.
4,8 ha rừng ngập mặn là cây đước vòi, chiều cao 1,6m thuộc phường Quang Hanh (Cẩm Phả) và phường Hà Phong (hạ Long) bỗng dưng bị khô héo lá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Ảnh: Nguyễn Quân.
Kết luận bất nhất
Theo Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Ninh thì nguyên nhân vụ việc là do việc thi công tuyến đường bao biển và các hạng mục liên quan đã làm thay đổi dòng hải lưu, lưu lượng thủy triều và độ mặn môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của rễ, không đảm bảo điều kiện dinh dưỡng cho cây ngập mặn sinh trưởng bình thường (Văn bản số 167/SNN&PTNN-KL, ngày 14/1/2022).
Cây rừng ngập mặn phía trong đường ven biển nối Hạ Long - Cẩm Phả chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Ảnh: Nguyễn Quân.
Biên bản làm việc ngày 21/1 của Đoàn công tác liên ngành (gồm: UBND phường Quang Hanh, Phòng Kinh tế và Hạt Kiểm lâm Cẩm Phả) thì cho rằng: nguyên nhân vụ việc là “Do con người tác động, ngăn dòng thủy triều ra vào làm thay đổi độ mặn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn tại khu vực và vùng lân cận".
Còn UBND phường Hà Phong (tại Văn bản số 19/UBND, ngày 7/1/2022) lại khẳng định: do lượng nước thủy triều ra vào lưu thông chậm, hạn chế dòng chảy, kèm theo có nhiều trận mưa lớn tại khu vực đã gây ngọt hóa nguồn nước, không phù hợp với điều kiện sinh trưởng cây rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Không chỉ phía trong mà ngay cả phía ngoài đường bao biển (không bị tác động ngăn cản dòng thủy triều làm thay đổi độ mặn của nước) cũng xảy ra hiện tượng cây rừng ngập mặn khô héo lá, chết hàng loạt. Ảnh: Nguyễn Quân.
Tuy nhiên, Hạt Kiểm lâm TP Hạ Long và Đoàn công tác liên ngành (gồm TP Hạ Long, Sở NN&PTNT và Ban QLDAGT tỉnh Quảng Ninh) lại có quan điểm hoàn toàn khác với các kết luận nêu trên; cho rằng: còn một số vấn đề cần làm rõ, chưa thể xác định được nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, kiến nghị TP Hạ Long khẩn trương mời các cơ quan chức năng và chuyên môn tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời (Văn bản số 09/BC-KL, ngày 10/01/2022 và Biên bản làm việc ngày 15/2).
Văn bản của hạt Kiểm lâm TP hạ Long chưa xác định được nguyên nhân cây ngập mặn khô héo lá, chết hàng loạt.
Điểm đáng chú ý là cùng một dải đất ngập mặn nhưng ngay cạnh khu vực cây đước vòi bị khô héo lá, chết hàng loạt thì sát bên cạnh đó rừng vẫn xanh tốt. Ảnh: Nguyễn Quân.
Loay hoay tìm nguyên nhân đến bao giờ?
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, mặc dù Chi Cục Kiểm lâm Quảng Ninh thì thời điểm phát hiện vụ việc là vào khoảng cuối tháng 12/2021. Vậy nhưng, đến ngày 15/2/2022 (sau gần 2 tháng xảy ra vụ việc), TP Hạ Long mới có Biên bản làm việc của Đoàn công tác liên ngành; ngày 18/2, Hạt Kiểm lâm Hạ Long mới có Báo cáo, chủ yếu về kết quả kiểm tra thực địa bước đầu.
Trong đó, vẫn chưa xác định được nguyên nhân xảy ra vụ việc; các cơ quan chức năng tiếp tục đề nghị Thường trực UBND TP Hạ Long mời các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành phối hợp để xác định nguyên nhân; điều tra, làm rõ động cơ, mục đích và đối tượng vi phạm để xử lý theo pháp luật.
Ngày 21/1, Đoàn công tác liên ngành do phường Quang Hanh (Cẩm Phả) chủ trì cũng có Biên bản làm việc, trong đó kết luận nguyên nhân vụ việc là do tác động của con người, ngăn dòng thủy triều, thay đổi độ mặn… Tuy nhiên, chưa xác định được đối tượng vi phạm.
Cây rừng khô héo lá, chết hàng loạt thành những vệt thẳng hàng xen kẽ nhau. Ảnh: Nguyễn Quân.
Ngày 15/2, UBND TP Cẩm Phả ra Văn bản chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp kiểm tra xác minh chi tiết khu vực rừng ngập mặn bị chặt phá, khô héo lá; điều tra làm rõ đối tượng vi phạm.
Theo ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long và ông Bùi Văn Tùng, Trưởng phòng Kinh tế TP Cẩm Phả, thì đến hiện tại (ngày 16/3 - thời điểm phóng viên tiếp xúc), vẫn chưa xác định được nguyên nhân cây khô héo lá. Mặt khác, do khu rừng bị hại thuộc ranh giới hai địa phương, nên để thống nhất điều tra quy về một mối, các thành phố sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị UBND tỉnh thuê đơn vị chức năng giám định, điều tra, làm rõ nguyên nhân một cách chính xác, làm cơ sở xử lý vi phạm theo quy định.
Như vậy, vụ việc xảy ra đến nay đã qua hơn 3 tháng, các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay xác định nguyên nhân, khiến dư luận quan tâm bức xúc.
Hiện tượng cây bị khô héo lá không chỉ đối với cây đước vòi ngập mặn mà còn ảnh hưởng cả đến các loại cây hoang dại khác trên cạn. Ảnh: Nguyễn Quân.
Được biết, trước đó, kết luận kiểm tra của cơ quan chức năng TP Cẩm Phả đã chỉ rõ: “UBND phường Quang Hanh là chủ 2,1 ha rừng ngập mặn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra phá rừng theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” (Văn bản số 17/KL-CV).
Cùng với đó, chủ rừng thứ 2 là ông Đinh Văn Minh và UBND phường Hà Phong (đơn vị liên đới) cũng phải chịu trách nhiệm về 2,7 ha rừng được Nhà nước giao quản lý mới bị khô lá, chết hàng loạt như đã nêu.
Để cứu cây rừng, bảo vệ tốt tài nguyên, đề nghị UBND hai thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả) chỉ đạo đẩy nhanh công tác giám định, điều tra, xác minh nguyên nhân xảy ra vụ việc và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.