(CLO) Hoạt động tháng 4 “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Ngày 1/4, tin từ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” là chủ đề hoạt động tháng 4 được tổ chức từ ngày 1/4 đến 3/5/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Sự kiện bao gồm chuỗi các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, góp phần hưởng ứng, tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Theo đó, mở màn hoạt động tháng 4, đồng bào dân tộc Cơ Tu tỉnh Thừa Thiên Huế đang hoạt động hàng ngày tại Làng sẽ tái hiện nghi thức dựng cây nêu tại Không gian làng dân tộc Cơ Tu thuộc Khu các làng dân tộc II.
Đồng bào Cơ Tu theo tín ngưỡng đa thần với các vị thần Yang đất, Yang Trời…và theo quan niệm của đồng bào, làm việc gì cũng phải xin phép Yang, nghi thức dựng cây nêu cũng vậy.
Cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đây là nơi buộc trâu hiến tế mỗi khi tổ chức các lễ hội truyền thống như: mừng lúa mới, cầu mưa, lập làng…
Cây nêu của đồng bào dân tộc Cơ Tu thường được trang trí khá cầu kỳ gồm nhiều chi tiết, hoa văn với 4 màu chủ đạo là: đen, trắng, đỏ, vàng, thể hiện nét văn hóa truyền thống và yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng của đồng bào Cơ Tu.
Lễ cúng trong nghi thức dựng cây nêu của đồng bào dân tộc Cơ Tu thường diễn ra trong 2 bước: cúng tại nhà Gươl và cúng tại vị trí dựng cây nêu với các lễ vật như: lợn, gà, xôi, rượu…Thầy cúng làm lễ cúng tại nhà Gươl, sau đó cùng bà con làm lễ tại vị trí cây nêu và cột lễ. Sau khi hoàn thành phần lễ (kết thúc lời cúng khấn báo cáo Yang việc dựng cây nêu đã xong) bà con dân làng và mọi người tham dự lễ cùng múa hát xung quanh cây nêu mới vừa được dựng.
Cũng trong tuần đầu tháng 4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Tình ca Tây Nguyên”. Sự kiện diễn ra tại Không gian làng dân tộc Gia Rai, khu các làng dân tộc II.
Tại đây, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên sẽ thể hiện các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các dân tộc Tà Ôi, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, Raglai, Ê Đê.
Du khách sẽ có dịp được cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thổi Đinh Năm hát ay ray, đàn Chapi, đàn đá, hát những ca khúc về Tây Nguyên…
Cũng trong chương trình là hoạt động giới thiệu không gian điểm nhấn mang sắc màu văn hóa Tây Nguyên như: Không gian chế tác nhạc cụ, đan lát, trình diễn các loại hình diễn xướng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, hoạt động cuối tuần, chương trình du lịch homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Được biết, hoạt động tháng 4 có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng (Thái Nguyên); Dao (TP Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hoà Bình); Thái (Sơn La); Khơ Mú (Nghệ An); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Xơ Đăng (Kon Tum); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Raglai, Chăm (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk); Khmer (Sóc Trăng).
Ngoài ra, các chương trình trong tháng 4 huy động sự tham gia của hơn 100 đồng bào dân tộc Tày, Nùng (tỉnh Thái Nguyên); đồng bào dân tộc M’nông (tỉnh Đắk Nông); đồng bào dân tộc Thái, Mông (tỉnh Sơn La); đồng bào dân tộc Mông, Nùng (tỉnh Lào Cai).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.