Sách giáo khoa lớp 1: Khâu biên soạn, thẩm định còn một số hạn chế

Thứ hai, 09/11/2020 22:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên quan đến việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ ra nhiều nội dung chưa đạt.

Trong báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông - Giai đoạn 2015-2020 Ủy ban Văn hoa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã đánh giá về nội dung sách giáo khoa chi tiết.

Theo đó, do không thể triển khai bộ SGK theo Nghị quyết 88, Chính phủ đã có đề nghị và Quốc hội cho phép Bộ GD&ĐT không triển khai biên soạn sách giáo khoa (SGK) sử dụng ngân sách nhà nước của môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa xã hội hóa (XHH) được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 

Để thực hiện XHH biên soạn SGK, Bộ đã ban hành các quy định về  tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK;  tiêu chuẩn tổ chức cá nhân biên soạn SGK; hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK ;

Tổ chức thẩm định, phê duyệt SGK; hướng dẫn tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, hướng dẫn việc lựa chọn SGK lớp 1 để triển khai trong năm học 2020-2021.

Khâu thẩm định sách giáo khoa cần thiết phải chặt chẽ tránh nể nang (Ảnh TL).

Khâu thẩm định sách giáo khoa cần thiết phải chặt chẽ tránh nể nang (Ảnh TL).

Trên cơ sở các quy định này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt phát hành 5 bộ SGK lớp 1 thực hiện theo phương thức XHH, do các nhà xuất bản biên soạn  để đưa vào giảng dạy từ năm 2020.

Các tác giả biên soạn SGK đều là các nhà khoa học có uy tín, trong đó nhiều tác giả là thành viên Ban Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT; cả ba nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK đều thuộc ngành giáo dục, trong đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT .

Tuy nhiên, việc biên soạn SGK theo chương trình mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Nghị quyết 88 quy định Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa để bảo đảm chủ động triển khai CT GDPT mới trong khi phương thức XHH biên soạn SGK chưa có tiền lệ ở nước ta; đồng thời bảo đảm chất lượng cũng như tránh độc quyền trong xuất bản SGK.

Mặc dù Bộ GD&ĐT đã cố gắng trong triển khai thực hiện biên soạn SGK nhưng cho đến nay, Bộ GD&ĐT chưa tổ chức, biên soạn được một bộ SGK GDPT ; đồng thời sách chữ nổi Braille và SGK Tiếng dân tộc thiểu số (các môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 12 ) theo CT GDPT mới cũng chậm được ban hành theo quy định.

Trên cơ sở thực tiễn triển khai SGK lớp 1 và yêu cầu biên soạn, thẩm định SGK từ lớp 2 đến lớp 12 để bảo đảm tiến độ triển khai theo lộ trình quy định, Quốc hội đã thống nhất với đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện XHH biên soạn SGK, không sử dụng ngân sách nhà nước .

Điều này đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích thực hiện XHH biên soạn SGK và phải ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng SGK theo quy định của Nghị quyết 88 .

Đến nay các quy định này vẫn chưa được ban hành, ảnh hưởng đến giá sách giáo khoa lớp 1 triển khai cho năm hoạc 2020-2021 .

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, việc thẩm định và phê duyệt SGK được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, bảo đảm quy định của pháp luật.

Kết quả, đã có 46 SGK thuộc 5 bộ SGK lớp 1 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt và đưa vào sử dụng.

Qua giám sát, thường trực ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhận thấy:  Quy định của Bộ chưa cụ thể  trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu SGK trước khi nhà xuất bản trình hội đồng quốc gia thẩm định.

Quy định về  tổ chức thực nghiệm SGK chưa rõ thời lượng và quy mô thực nghiệm, chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi.

Do vậy, đối với SGK lớp 1 (năm học 2020-2021) có những nội dung chưa phù hợp gây khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện, gây băn khoăn, phản ứng trong dư luận xã hội.

Thực tế, sau 2 tháng triển khai CT, SGK lớp 1 (năm học 2020-2021), có nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận về SGK Tiếng Việt lớp 1. Chủ yếu tập trung vào sách Tiếng Việt thuộc bộ “Cánh Diều”  với các nội dung:

Sách còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục ;

Sách có nhiều từ ngữ mang tính địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1; một số thuật ngữ còn trừu tượng; một số tình huống còn gượng ép .

Bộ GD&ĐT theo trách nhiệm quy định bởi Luật đã chỉ đạo Hội đồng thẩm định rà soát, tiếp thu, kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp, bảo đảm chất lượng SGK, không ảnh hưởng tới hoạt động dạy học của các cơ sở giáo dục.

Trinh Phúc

Tin khác

Cấp chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài khi chưa được phép: Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Cấp chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài khi chưa được phép: Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.

Giáo dục
Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

(CLO) Sau hai tháng rưỡi được điều trị và chăm sóc tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Bạch Mai, cháu bé đã tăng cân, đạt 2.200 gram, tự bú bình, tự thở hoàn toàn tự nhiên.

Giáo dục
Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

(CLO) Mỗi nhà giáo được tuyên dương đều là những tấm gương tiêu biểu, đạt nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia các phong trào do tổ chức Đoàn các cấp triển khai.

Giáo dục
Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

(CLO) Cơ quan chức năng vừa làm rõ một đơn vị trong năm 2022, chưa được cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài nhưng đã cấp sai 56.230 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Giáo dục
Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

(CLO) Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng thi vào lớp 10 trường công lập.

Giáo dục