Sắm lễ vật, bài cúng Rằm tháng 7 mùa Covid-19 thế nào là chuẩn nhất?

Chủ nhật, 15/08/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày rằm tháng 7 âm lịch, các gia đình thường làm mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng chúng sinh. Vì vậy, để có một lễ cúng tại nhà đơn giản mùa Covid-19 mà vẫn thành tâm nhưng vẫn đảm bảo những quy tắc phòng chống dịch hiệu quả cần chuẩn bị những gì? Khấn thế nào cho chuẩn nhất?

Sự kiện: rằm tháng 7

Dịp Rằm tháng Bảy vừa là ngày Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu. Ảnh minh họa

Dịp Rằm tháng Bảy vừa là ngày Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu. Ảnh minh họa

Nghi thức trong Lễ Vu Lan và Cúng chúng sinh trong mùa dịch bệnh

Theo phong tục từ xưa của người Việt, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch là một trong những nghi lễ quan trọng của năm.

Dịp Rằm tháng Bảy vừa là ngày Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu. Vào ngày này, người Việt có phong tục làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và cúng bố thí cho các vong hồn lang thang (cúng chúng sinh).

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động cúng rằm tháng bảy năm nay rất hạn chế, đặc biệt các hoạt động đòi hỏi sự tập trung đông người như các lễ cầu siêu, phóng sinh…tại chùa trên khắp cả nước.

Vì vậy, để có một lễ cúng rằm tháng bảy tại nhà đơn giản mà vẫn thành tâm, mỗi gia đình cần hiểu rõ nghi thức và ý nghĩa của Lễ Vu Lan và Lễ cúng ngày Xá tội vong nhân, từ đó có những hoạt động tâm linh ý nghĩa mà vẫn đảm bảo những quy tắc phòng chống dịch hiệu quả.

Thành tâm nấu những món đơn giản hoặc nấu lễ chay 

Để đảm bảo những yêu cầu trong phòng dịch bệnh, tránh đi lại khi không cần thiết, việc mua sắm quá nhiều đồ ăn, đồ vàng mã không cần thiết sẽ có thể khiến khu chợ, khu mua sắm thêm nguy cơ tụ tập đông người và lây nhiễm cao.

Vì vậy hãy tận dụng những nguyên liệu đơn giản trong gia đình, nấu những bữa cơm chay để dâng lên ông bà tổ tiên tỏ lòng thành và sự tưởng nhớ tới cội nguồn, đặc biệt không cúng giấy tiền vàng mã, không sát sinh và không phân biệt chủng loại, số lượng hoa quả trong lễ cúng.

Các món đơn giản có thể dâng lên cúng trong mâm cơm chay, khoảng từ 3-5 món khác nhau, có thể như sau: cơm trắng, các món chế biến từ đậu phụ, rau củ quả nấu canh, các món từ nấm, các loại chè, bánh làm từ các loại bột, đậu (bánh trôi nước, bột lọc… nguyên liệu rất dễ kiếm từ các gói bột, các loại hạt đóng gói sẵn).

Mâm cơm vẫn đầy đủ và thịnh soạn bởi màu sắc từ các rau củ và đặc biệt việc tránh sát sinh cũng thể hiện được sự tôn trọng tới những người đã khuất khi thắp hương.

Việc đốt vàng mã, gửi đồ đạc bằng vàng mã nên lược bỏ trong nghi lễ. Việc lược bỏ vàng mã hoàn toàn không ảnh hưởng tới sự thành tâm của lễ cúng dâng lên gia tiên.

Với mâm cúng chúng sinh, các món đơn giản có thể lựa chọn như: gạo, muối, cháo trắng, bỏng ngô, bim bim, ngô, khoai sắn đã luộc chín, Xôi, bánh hay chè tự nấu, thau nước sạch… cũng là các món dễ mua hoặc chế biến.

Mâm cúng rằm tháng 7 âm lịch đầy đủ và đơn giản nhất. Ảnh: TL

Mâm cúng rằm tháng 7 âm lịch đầy đủ và đơn giản nhất. Ảnh: TL

Văn khấn thần linh Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn tổ tiên Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Bài Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn giả

Kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng

Kính lạy ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa

Kính lạy ngài Bản Gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm.....Tín chủ con là......Ngụ tại................................

Thành tâm kính xin nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo! (cúi lạy 3 lần).

PV

Bình Luận

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa