Huế: Khởi công dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung”

Thứ bảy, 16/02/2019 20:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 16/2, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khởi công dự án "Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung". Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

Điện Kiến Trung là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn, được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến Trung nằm ở cực Bắc trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm Thành.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiên dự lễ khởi công. Ảnh: Toquoc

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiên dự lễ khởi công. Ảnh: Toquoc

Năm 1932, vua Bảo Đại (1925-1945) đã cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến năm 1947, công trình đã bị chiến tranh phá hủy chỉ còn lại nền móng đến ngày nay.

Theo các chuyên gia đánh giá, ngoài những giá trị mang tính lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật khi có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý pha trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Di tích điện Kiến Trung trước thời điểm trùng tu. Ảnh: Toquoc

Di tích điện Kiến Trung trước thời điểm trùng tu. Ảnh: Toquoc

Trên hình khối bố cục đậm chất châu Âu, điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết cung đình, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng đánh dấu một giai đoạn kiến trúc độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc cung đình Huế. Do đó, việc tiến hành tu bổ, phục hồi và tôn tạo lại di tích này là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa, từ lâu đã được nhiều người mong đợi.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức kinh phí đầu tư cho dự án này là 123.788.266.000 đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Quy mô đầu tư xây dựng bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình trong khuôn viên Điện Kiến Trung như Tu bổ tổng thể: tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; Tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 02 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2; Các công trình nhỏ xung quanh: Đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; Bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Dự kiến, dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2022.

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa