(CLO) Theo chuyên gia kinh tế, việc 100% các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả là mục tiêu được Chính phủ đặt ra rất cụ thể. Tuy nhiên, sau ký cam kết thì cần tổ chức thực hiện, có chế tài xử lý vi phạm cam kết để việc thực hiện đạt hiệu quả.
100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả
Theo báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của TMĐT Việt Nam là 29%.
Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.
Với dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch TMĐT trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh,…
Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.
Mới đây, ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025.
Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể, trong đó, nội dung đáng chú ý của Đề án là: 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả...
Người dân dễ dàng nhận được hàng hoá, tiết kiệm thời gian, công sức khi mua qua các sàn thương mại điện tử.
Một trong các giải pháp thực hiện Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT (sàn giao dịch TMĐT, hệ thống thông tin giao dịch điện tử, dữ liệu giao dịch điện tử, cơ chế kiểm soát hàng hóa trong giao dịch điện tử,...) và kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu liên quan của các lực lượng chức năng thuộc các bộ, ngành.
Đồng thời, xây dựng hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu về giao dịch TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội để bổ sung nguồn dữ liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Xây dựng cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sau cam kết, cần chế tài xử lý vi phạm
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, thời gian qua, hoạt động của các sàn TMĐT tại Việt Nam có nhiều vấn đề mới, do đó còn khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý. Thêm nữa, trước đây, việc công khai những người bán hàng trên sàn TMĐT cũng chưa được cập nhật cho nên việc theo dõi, quản lý cũng gặp khó khăn.
Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh.
Ông Đinh Trọng Thịnh phân tích, một người có thể tham gia hàng chục sàn TMĐT, mỗi sàn lại đứng tên một người khác, chưa nói đến hàng hoá. Đối với hàng hoá thì cũng là 1 mặt hàng như thuốc chữa bệnh, nếu cho một dấu chấm vào bất kỳ đâu trong tên thuốc thì thành một loại khác nhưng thực tế lại là 1 loại thuốc. Từ đó, việc quảng bá, giới thiệu sẽ theo mong muốn của người bán. Cho nên người mua dễ mua phải hàng giả, hàng không đúng phẩm cấp, chất lượng. Từ đó có thể thấy việc bảo vệ người tiêu dùng thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
“Việc người dân mua phải hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT có thể xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu đăng ký, cho đến quảng cáo về sản phẩm, về công dụng của sản phẩm không đúng…. Dẫn đến việc hàng giả, hàng nhái phát triển. Do đó, Chính phủ đưa ra Đề án này để nâng cao công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT theo tôi là việc làm cực kỳ cần thiết, tiết kiệm cho xã hội, không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người kinh doanh”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Về mục tiêu 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc ký cam kết phải trở thành một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, những cam kết mà không được cụ thể hoá, không kiểm tra giám sát một cách nghiêm minh, không có chế tài xử phạt thì không thể thực hiện hiệu quả được.
“Việc ký cam kết là đầu tiên trong Đề án nhưng tiếp đó phải có những quy định hết sức cụ thể, tỉ mỉ, đó là dùng biện pháp gì, thực hiện như thế nào để kiểm tra, giám sát? Nếu kiểm tra giám sát mà phát hiện vi phạm thì xử lý thế nào? Mức độ xử phạt lần thứ nhất, thứ hai… Nếu có những quy định cụ thể sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý”, ông Thịnh nêu rõ.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - Nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, trên các sàn TMĐT, người tiêu dùng như đi vào “ma trận hàng hoá”; trong khi đó, rất nhiều địa chỉ là nơi “trú ngụ” của hàng giả, hàng nhái được chỉ rõ nhưng lâu nay chưa được cơ quan chức năng tập trung xử lý dứt điểm như Thổ Tang (Vĩnh Phúc), La Phù (Hà Nội)…
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, với mục tiêu 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả vào năm 2025 là mục tiêu khá cụ thể. Tuy nhiên, ông Phú băn khoăn, “sàn giao dịch TMĐT lớn” dựa trên tiêu chí nào? Thế nào được gọi là lớn? Bởi nhìn có vẻ nhỏ nhưng thực tế là lớn. Ví dụ như việc buôn bán ở chợ Đồng Xuân, chủ tiệm chỉ có 1 kiot nhỏ nhưng có kho hàng rộng hàng nghìn mét ở bãi sông. Do đó, ông Phú đặt vấn đề: Có chăng nên thí điểm việc ký cam kết và tổ chức thực hiện việc này? Vừa làm vừa rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, thời gian qua, việc ký cam kết nhiều nơi trở thành “phong trào” nhưng hiệu quả rất thấp như cam kết không buôn bán hàng giả, cam kết không hút thuốc lá nơi công cộng… Từ đó ông Phú nhấn mạnh, việc tổ chức thực hiện sau ký cam kết mới là điều cốt lõi. Bên cạnh đào tạo, trang bị kiến thức cho lực lượng công vụ thì điều quan trọng nhất là "xây dựng đạo đức công vụ" của những người đi giám sát, xử lý vi phạm nếu sàn TMĐT không thực hiện đúng cam kết.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng đồng tình với quan điểm của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh về việc: Cần có chế tài để xử lý việc vi phạm sau ký cam kết của các sàn TMĐT.
Về thực hiện Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong thời đại công nghệ số, việc cập nhật và lưu trữ những thông tin, số liệu rất đơn giản. Do vậy, việc thành lập các kho dữ liệu, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu liên quan của các lực lượng chức năng thuộc các bộ, ngành là điều rất dễ.
“Trước đây, một người có thể tham gia hàng chục sàn TMĐT, họ có thể đứng tên khác nhau nhưng hiện nay nếu đăng ký kinh doanh, có người đại diện pháp luật thì lập tức quy về một mối. Với công nghệ số, dù có một chục tên khác nhau nhưng căn cước công dân chỉ có 1, đăng ký sàn nào cũng vậy nhưng quan trọng nhất phải có đăng ký kinh doanh. Quản lý số cực kỳ quan trọng là vì thế, trước đây, tưởng chừng khó không làm được nhưng với công nghệ số thì rất đơn giản”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc bảo mật dữ liệu, thông tin của người tham gia sàn TMĐT cần đặc biệt coi trọng.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.