Sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp

Thứ bảy, 09/03/2019 08:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất. Đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa)

Tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), năm 2018, lực lượng Cảnh sát kinh tế trên cả nước đã phát hiện, điều tra xử lý 467 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Trong đó khởi tố 65 vụ/84 bị can; chuyển xử lý hành chính 402 vụ, còn một số vụ việc là hàng hóa giả mạo, xâm phạm SHTT nhưng không chứng minh được đối tượng liên quan (hàng vô chủ) nên chỉ tịch thu, tiêu hủy.

Tội phạm sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm SHTT luôn song hành cùng nhau với phương thức, thủ đoạn hoạt động tương đối giống nhau và ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu rồi bán ra thị trường.

Tội phạm xâm phạm SHTT chủ yếu là “xâm phạm quyền” đối với nhãn hiệu (cách điệu chữ viết, hình ảnh) và kiểu dáng (màu sắc, hình dáng) công nghiệp đã được bảo hộ.

Nếu như trước đây, đối tượng vi phạm thường chỉ là những người có trình độ dân trí thấp, thất nghiệp hoạt động nhỏ lẻ thì nay, đối tượng có xu hướng chuyển sang thành phần có trình độ nhận thức, học vấn, thậm chí có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết chính sách, am hiểu nhu cầu thị trường và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet đã tạo môi trường thuận lợi cho bùng phát các hoạt động kinh doanh trên các trang mạng điện tử, người tiêu dùng chỉ cần có nhu cầu là được giao hàng tận tay, nhưng nguồn gốc, xuất sứ và chất lượng thì rất khó kiểm soát.

Đồng thời, việc phát hiện và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những đối tượng này không hề đơn giản. Nhiều trang web thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, địa chỉ ma, có nhiều địa chỉ là nhà dân.

Công tác phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo, có những vi phạm để có thể xử lý được thì phải chờ kết luận của nhiều cơ quan liên quan khác nhau nên dẫn đến vụ việc kéo dài, hay có những vi phạm vừa có thể xử lý bằng biện pháp hành chính lại vừa có thể xử lý bằng biện pháp hình sự.

Bên cạnh đó, nhận thức của công chúng và của chủ thể quyền ở Việt Nam về SHTT còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình mà trông chờ vào Nhà nước, vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo thông tin từ Cục SHTT, những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, nhưng số đơn không đảm bảo yêu cầu khá lớn, nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu bằng hình thức sao chép, rất ít có sự sáng tạo và chủ yếu nhái nhãn hiệu nước ngoài.

Trước tình hình vi phạm về SHTT  đang diễn ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng cả về quy mô và số lượng hàng hóa bị xâm phạm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan vào cuộc quyết liệt như chỉ đạo 9 Bộ, ngành tiếp tục ký kết Chương trình phòng chống xâm phạm SHTT giai đoạn 3 (đã triển khai có hiệu quả 2 giai đoạn từ 2010 đến 2016), giao Bộ KHCN chủ trì phối hợp với 8 Bộ để xây dựng Đề án Chiến lược SHTT giai đoạn 2020 - 2030.

Phòng chống tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm SHTT đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự chung tay vào cuộc của các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Làm tốt công tác này không những bảo vệ cho sức khỏe của người dân, cho nền sản xuất trong nước mà còn thực hiện hiện những cam kết của các Hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên như Hiệp định Trips, CPTPP...

Lĩnh vực SHTT rất rộng, bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền SHCN (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh); quyền đối với giống cây trồng.

Hiện nay, tội xâm phạm quyền SHTT được quy định bằng 2 điều luật (Điều 225: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Điều 226: tội xâm phạm quyền SHCN) trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

 Lực lượng Cảnh sát kinh tế chủ yếu tập trung phát hiện, điều tra xử lý đối với tội xâm phạm quyền SHCN, còn tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thường do lực lượng An ninh điều tra, xử lý.

Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý mạnh nhất, nghiêm khắc nhất đối với các hành vi phạm tội, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hoàng Thao

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp