Sản xuất, chăn nuôi trì trệ vì chưa thống nhất các quy định phòng dịch

Thứ sáu, 30/07/2021 13:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nằm trong tác động tiêu cực chung của đại dịch COVID-19, hiện ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi còn phải chịu thêm những khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ nông sản, con giống, thức ăn chăn nuôi,...khiến nguy cơ “trắng tay” của người nông dân đang dần hiện hữu.

san xuat chan nuoi tri tre vi chua thong nhat cac quy dinh phong dich hinh 1

Hoạt động sản xuất, chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19 và trì trệ trong lưu thông hàng hóa. Ảnh minh họa

Nghề chăn nuôi đối diện với quá nhiều khó khăn

Ngán ngẩm vì đàn lợn cả nghìn con đang phải ăn cầm chừng, anh Hữu Phương chủ một trang trại lợn tại huyện Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội) cho biết đang gặp nhiều khó khăn khi nguồn thức ăn chăn nuôi cho lợn đang dần cạn mà không có nguồn thức ăn bổ sung và giá thức ăn đang neo ở mức cao.

Nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến giá thức ăn tăng chóng mặt. Bên cạnh đó, việc nhiều địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội một cách quyết liệt nhưng thiếu thống nhất khiến việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Làm nghề chăn nuôi gia cầm từ nhiều năm nay, dãy chuồng nhà ông Hoạt (huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội) luôn duy trì từ 2-3 vạn con gà đẻ và lấy thịt. Vì chăn nuôi không phải quy mô lớn quá nên nguồn giống, thức ăn chăn nuôi ông phải đi mua.

Hiện ông Hoạt đang rất lo vì trong kho chỉ còn vài tấn cám không thể đủ duy trì cho đàn gà ăn trong vài ngày tới. Chưa nhà máy cám nào cam kết sẽ chuyển cám về đúng thời gian cho gia đình ông. Đàn gà đang giảm lớn, giảm đẻ trứng và chất lượng vì thức ăn bị giảm.

Theo ông Hoạt, các đơn vị cung cấp thức ăn cho gà đều nói rằng do khó khăn trong quá trình vận chuyển, những quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 giữa các địa phương khác nhau. Xe có hay chưa có giấy “luồng xanh”ưu tiên, xe chở vật liệu hay vật nuôi, con giống,...đều phải xếp cùng một hàng; thậm chí còn phải quay đầu trở lại.

Không chỉ người nông dân, các hộ nông dân gặp khó khăn mà nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như ngồi trên đống lửa không chỉ trước những khó khăn của đại dịch COVID-19 mà còn bởi những vướng mắc trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các địa phương.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên cho biết, quy định "luồng xanh" gần như "đánh úp" đơn vị. Doanh nghiệp chỉ hiểu “luồng xanh” để cho phương tiện di chuyển được nhanh chóng chứ không phải là điều kiện cần và chỉ nghĩ lái xe có kết quả xét nghiệm âm tính và chứng nhận hàng hoá thiết yếu sẽ đi được nhưng thực tế thì không phải.

Bên cạnh đó, những quy định thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19 của mỗi tỉnh, thành khác nhau, chưa thống nhất gây khó khăn cho các doanh nghiệp và khiến tăng chi phí đầu vào của các xe hàng.

Đặc biệt, nhiều địa phương tại các tỉnh thành phía Nam đang vào vụ thu hoạch nhiều mặt hàng nông sản nhưng cũng đang phải chịu những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Nếu những khó khăn, vướng mắc không được giải quyết sẽ dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, người nông dân và các doanh nghiệp sẽ rơi vào bước đường cùng.

Khẩn cấp tháo gỡ 

Thông tin từ Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, mặc dù đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành và địa phương nhưng do yêu cầu phòng chống dịch; đồng thời lại vào chính vụ thu hoạch nông sản nên việc lưu thông tiêu thụ hàng hóa (theo phản ánh của một số doanh nghiệp) có gặp khó khăn hơn so với thời điểm không có dịch COVID-19.

san xuat chan nuoi tri tre vi chua thong nhat cac quy dinh phong dich hinh 2

Sớm tháo gỡ những khó khăn trong lưu thông hàng hóa đặc biệt là vận chuyển, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, con giống, nông sản,...Ảnh minh họa

Nông sản vận chuyển đi tiêu thụ mặc dù có đầy đủ giấy tờ về phòng chống dịch nhưng do phải đi qua nhiều chốt kiểm soát nên mất nhiều thời gian kiểm soát (làm giảm chất lượng nông sản). Thậm chí có nhiều chốt do thực hiện quá nghiêm, vận dụng cực đoan do hiểu sai văn bản hướng dẫn đã dẫn đến hiện tượng “ngăn sông, cấm chợ”.

Ngoài ra mỗi địa phương có quy định về thủ tục, quy trình kiểm soát hàng hóa, phương tiện con người và phòng chống dịch COVID-19 khác nhau nên các doanh nghiệp lúng túng trong hoạt động kinh doanh.

Để tháo gỡ những khó khăn, ngay trong tối 27/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thống nhất về danh sách hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Còn về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ này đã chuyển đi công văn số 4714/BNN-CN gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đề nghị triển khai một số biện pháp cấp bách để lưu thông hàng hóa kịp thời.

Theo Bộ NN&PTNT trong những ngày vừa qua, đã có rất nhiều các doanh nghiệp, người dân đã phải “kêu cứu” vì việc vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận chuyển những mặt hàng thiết yếu như vật tư, thức ăn chăn nuôi… phục cho sản xuất nông nghiệp bị ngưng trệ dẫn đến những thiệt hại đáng kể trong sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu của các đơn vị, cá nhân sản xuất, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Điều này sẽ còn dẫn đến việc tái sản xuất vụ sau bị ảnh hưởng bởi người sản xuất đã thực sự kiệt quệ, không thể “bám trụ”. Điển hình tại phía Bắc, nhiều trang trại nuôi gà, nuôi lợn quy mô lên đến hàng nghìn con của người nông dân gặp khó khăn vì khâu vận chuyển thức ăn chăn nuôi, nhiều xe chở hàng không thể qua các chốt kiểm soát dịch.

Hay việc vận chuyển bán con giống chăn nuôi không thể lưu thông được nên cơ sở sản xuất giống không thể có đủ kinh phí trang trải để tiếp tục nuôi đàn giống và việc không bán được giống hục vụ người dân tại các tỉnh tái sản xuất dẫn đến nguy cơ bị phá sản.

Trong khi đó, tại các tỉnh miền Nam, theo phản ánh của Tổ Công tác 970 (Bộ NN&PTNT), việc lưu thông một số mặt hàng dịch vụ thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc vận chuyển tôm giống đi các tỉnh gặp khó nên một số khu vực trên địa bàn một số tỉnh không thể thả tôm giống,...

Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và chính quyền các cấp song song với việc kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhanh chóng, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh đến nội dung: Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 của Luật Giá, các địa phương cần ban hành kịp thời danh mục hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Trong đó, lưu ý đến giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, bởi đây là những hàng hóa phục vụ cho duy trì sản xuất hiện tại và lâu dài.

Dương Lâm

Bình Luận

Tin khác

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

(CLO) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

Đời sống
Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

(CLO) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (Giấy chứng nhận) sẽ bị thu hồi khi cá nhân có hành vi gian lận để được tham dự tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận.

Đời sống
Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

(CLO) Nhiều ngày qua, rất đông người dân xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa treo băng rôn, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, sản xuất và đời sống của người dân.

Đời sống
Vườn Cúc Phương tràn ngập sắc trắng của mùa bướm

Vườn Cúc Phương tràn ngập sắc trắng của mùa bướm

(CLO) Mấy tuần qua, hàng ngàn lượt khách đã đổ về Vườn Quốc gia Cúc Phương để ngắm bướm trắng bay rợp trời.

Đời sống
Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024 - Tiết kiệm năng lượng với VNPT Smart Lighting

Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024 - Tiết kiệm năng lượng với VNPT Smart Lighting

(CLO) VNPT phát triển và cho ra mắt giải pháp chiếu sáng thông minh VNPT Smart Lighting, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sử dụng và bảo trì nhằm bảo vệ môi trường.

Đời sống