Sáng 12/4, Việt Nam tiếp tục không có thêm ca nhiễm Covid-19 mới

Chủ nhật, 12/04/2020 10:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 12 giờ qua không có thêm bệnh nhân Covid-19 mới. Hiện Việt Nam có 258 ca nhiễm Covid-19, 144 trường hợp đã khỏi bệnh.

Xét nghiệm virus SARS–CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PCR. Ảnh: Tá Chuyên

Xét nghiệm virus SARS–CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PCR. Ảnh: Tá Chuyên

Cụ thể, theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 6h ngày 12/4, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 sau 12 giờ qua.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước ta là 258 trường hợp, trong đó có 159 người từ nước ngoài (chiếm 61,6%) và 99 người lây nhiễm thứ phát. Ngoài 144 người đã được công bố khỏi bệnh, thêm 13 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 và 12 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Ngày 11/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh thành phố đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo có thể xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại chỗ.

Tính đến nay, các nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm Covid-19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Bộ Y tế đang thẩm định và cấp phép cho một số đơn vị đăng ký.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày.

Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550.

Từ 0h ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai kết thúc vùng cách ly y tế. Đây là tin vui trong cuộc chiến chống Covid-19 tại nước ta. Dù vậy, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nước ta đang ở giai đoạn dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng nên người dân, chính quyền các địa phương vẫn phải luôn cảnh giác, không chủ quan, lơ là.

10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả

1- Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

2- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

3- Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4- Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7 - Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8 - Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9- Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10 - Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Thanh Lâm

Tin khác

Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

Bệnh viện Mắt Thanh Hóa: 60 năm xây dựng và phát triển

(CLO) Bệnh viện Mắt Thanh Hóa tiền thân là Trạm Mắt Thanh Hóa, được thành lập ngày 18/5/1964. Thời gian đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ chuyên môn, qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2005, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.

Sức khỏe
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai chung tay bảo vệ đôi mắt cho học sinh

(CLO) Góp phần bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh, nhiều ngày qua, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã phối hợp các trường khám, tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho hơn 1.200 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Sức khỏe
Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe