Sáng kiến "Vành đai và Con đường" gập ghềnh hơn vì đại dịch

Thứ sáu, 19/06/2020 12:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng đường đi dọc Vành đai Tơ lụa Kinh tế và Con đường Tơ lụa Hàng hải của thế kỉ 21, tên đầy đủ của kế hoạch, còn rất chông gai, và gập ghềnh nữa vì Covid-19.

"Con đường tơ lụa" ngày càng gập ghềnh vì đại dịch

Chỉ mới một năm trước, tại diễn đàn tổ chức tại Bắc Kinh nơi các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu hấp dẫn, sử dụng nhiều tục ngữ.

Một trong số đó có câu: “Dòng chảy không ngừng của sông làm cho đại dương sâu thẳm” - ý nói kế hoạch của ông- với số tiền đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng ở các nước khác, sẽ tăng cường dòng chảy hàng hóa, tư bản và công nghệ trên thế giới và đi kèm với các yếu tố đó, chính là tăng trưởng kinh tế.

Giữa đại dịch, nhiều nước có lẽ sẽ ước rằng kế hoạch này diễn ra đúng như vậy. Nhưng một số dự án BRI đang chững lại khi mà các nước đang chật vật trả các khoản nợ liên quan. Nền kinh tế của chính Trung Quốc cũng đang suy yếu. Con đường tơ lụa đang trở nên gập ghềnh hơn bao giờ hết.

Sáng kiến Vành đai và Con đường chính là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông Tập. Năm 2017, ông đã cho sáng kiến này một địa vị chính trị thiêng liêng bằng cách đưa nó vào Văn kiện Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

“Một vành đai, Một Con đường” là đại dự án thế kỷ của Trung Quốc mà Chủ tịch Tập Cận Bình là người công bố. Ảnh: Nicolas Asfouri-Pool/Getty Images.

“Một vành đai, Một Con đường” là đại dự án thế kỷ của Trung Quốc mà Chủ tịch Tập Cận Bình là người công bố. Ảnh: Nicolas Asfouri-Pool/Getty Images.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc dành hết lời ca ngợi cho sáng kiến này. Thời báo Hoàn Cầu, một nhật báo khổ nhỏ khi đó viết rằng: “Sự hợp tác của Sáng kiến Vành đai và Con đường đang bước vào một giai đoạn phát triển chất lượng cao”.

Trên website Nhân Dân nhật báo thì có bài với dòng tít: “Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ là chất xúc tác cho sự hồi phục của kinh tế thế giới”

Nhưng đường đi dọc Vành đai Tơ lụa Kinh tế và Con đường Tơ lụa Hàng hải của thế kỉ 21, tên đầy đủ của kế hoạch, còn rất chông gai.

Kể từ năm 2013, khi ông Tập lần đầu tiên nói về những con đường tơ lụa mới này, Trung Quốc đã hỗ trợ hoặc hứa hỗ trợ hàng trăm tỷ USD các khoản vay và trợ cấp để xây dựng các nhà máy năng lượng, hải cảng, đường sắt, đường bộ và các cơ sở hạ tầng khác ở Châu Phi, Mỹ La-tinh, Đông Nam Á, Trung Á và Châu Âu.

Nhưng vì Covid-19, hoạt động của một vài dự án đã dừng lại. Một số ít đã bị hủy bỏ. Nhiều dự án thậm chí trước đại dịch đã bị nghi ngờ về trị giá, giờ đây như những dự án bỏ hoang.

Nhiều khoản vay đang đứng trước bờ vực vỡ nợ, vì các nước vay tiền bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 tìm cách hoãn trả những khoản nợ gần đến ngày phải trả.

Tháng 2 vừa qua, Ai Cập đã hoãn vô thời hạn một công trình đầu tư bởi Trung Quốc, đó là xây dựng nhà máy nhiệt điện than lớn thứ hai thế giới ở Hamrawein.

Tháng 3, Bangladesh hủy kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than ở Gazaria.

Tháng 4, Pakistan yêu cầu Trung Quốc nới lỏng các điều khoản trả nợ cho dự án năng lượng trị giá 30 tỷ USD. Cũng vào tháng 4, Tổng thống Tanzania John Magufuli, nói rằng ông sẽ hủy bỏ dự án xây cảng 10 tỷ USD vì nó đã được kí kết (bởi người tiền nhiệm của ông) kèm với các điều khoản mà “chỉ có ai say rượu” mới chấp nhận, đó là Trung Quốc sẽ được kiểm soát hoàn toàn bến cảng theo khoản thuê 99 năm.

Và vào tháng 5, các nhà lập pháp Nigeria bỏ phiếu yêu cầu rà soát lại tất cả khoản vay từ Trung Quốc cho các dự án của Trung Quốc giữa quan ngại rằng việc hỗ trợ tài chính này có thể đã được kí kết dựa trên những điều khoản bất lợi cho Nigeria.

Các lãnh đạo Châu Phi cũng yêu cầu được tha nợ chính phủ khẩn cấp từ các nước cho vay trong đó có Trung Quốc, nước cho các nước Châu Phi vay nợ 8 tỷ USD năm nay.

Các đại công trường là hình ảnh thường thấy của “Một vành đai – Một con đường”. Ảnh: Getty.

Các đại công trường là hình ảnh thường thấy của “Một vành đai – Một con đường”. Ảnh: Getty.

Công việc cũng bị trì hoãn bởi cách ly và các biện pháp phòng ngừa an toàn trong đại dịch, bao gồm các hạn chế áp dụng bởi một số nước đối với những công nhân Trung Quốc trở lại làm việc sau khi về quê đón Tết vào tháng 1.

Điều này đem lại nhiều rắc rối cho lãnh đạo Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chính trị, nơi Sáng kiến Vành đai và Con đường chính là uy tín của ông Tập.

Đầu tiên, phải nói tới là thâm hụt tài chính. Nhiều nước tích vốn cho các dự án BRI bằng cách xuất khẩu hàng hóa. Nhưng đại dịch đã giáng một đòn mạnh việc này.

Liệu Trung Quốc có nên giảm số tiền nợ, như cách mà lãnh đạo các nước thường làm để đối phó với khủng hoảng tài chính? Hay là nên cố bảo toàn càng nhiều khoản vay và dự án BRI càng tốt bằng cách hoãn trả nợ và gia hạn các điều khoản (cách làm đặc trưng của Trung Quốc)?

Dù là cách nào đi nữa, theo các chuyên gia, thì một làn sóng vỡ nợ là khó tránh khỏi. Trong tháng 4, giữa những tiếng cầu cứu ngày càng lớn của các nước vay, nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn), trong đó có Trung Quốc, nhìn chung, đã đồng ý cho phép tới tận 70 nước được hoãn trả nợ cho tới cuối năm nay với tổng số tiền lên đến 12-14 tỷ USD.

Nhưng vấn đề nằm sâu lại bên trong. Nhóm G20 cảnh báo rằng việc xin trì hoãn mức chi trả nợ có thể phá hủy các điều khoản khác mà một quốc gia có thể đã thỏa thuận.

Không giống các thành viên chủ nợ trên thế giới trong Câu lạc bộ Paris - những nước không yêu cầu vật thế chấp đối với các khoản vay hỗ trợ phát triển của họ, các ngân hàng Trung Quốc lại làm thế đối với 60% khoản vay cho các nước đang phát triển, theo Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới.

Mắc nợ Trung Quốc mà không thể trả nợ, Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota trong 99 năm. Ảnh: Sri Lanka Group.

Mắc nợ Trung Quốc mà không thể trả nợ, Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota trong 99 năm. Ảnh: Sri Lanka Group.

Theo lý thuyết, một nước có thể xin giảm nợ, chỉ có điều, nước đó phải hiểu rằng Trung Quốc có quyền chiếm hữu một khu mỏ, bến cảng hoặc tiền và chúng được ủy thác giữ bởi bên thứ ba.

Đây cũng là lý do các ngân hàng Trung Quốc chuộng tái đàm phán khoản vay cho các nước một cách song phương, và trong bí mật.

Họ có ảnh hưởng, và vì vậy, có thể chọn cách thức thực hiện. Nhưng đây chính là điểm mà Trung Quốc khó tránh khỏi rủi ro ngoại giao. Đòi quyền sở hữu tài sản của các nước vỡ nợ sẽ tạo nên một làn sóng phẫn nộ.

Nó sẽ hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc trong mắt các nước mà BRI hướng tới giúp đỡ, và nó càng củng cố sự hoài nghi của những con mắt phương Tây rằng Trung Quốc đang lợi dụng BRI để buộc nợ nần lên các quốc gia khác và qua đó, giành được quyền kiểm soát những cơ sở hạ tầng có thể giúp Trung Quốc có một vị thế chiến lược.

“...tình hình sẽ thật sự nghiêm trọng cho họ nếu họ muốn chiếm đoạt các tài sản thế chấp”, theo Scott Morris- một nhà nghiên cứu chiến lược ở Washington, thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu.

'Vành đai và Con đường' là một khái niệm có khả năng thay hình đổi dạng

Trung Quốc có thể sẽ quyết định bước từng bước thận trọng. Cho tới khi kinh tế toàn cầu hồi phục, chắc chắn sẽ có ít dự án BRI mới. “Thật khó để tưởng tượng sáng kiến đó có thể duy trì được tham vọng mà nó đã từng đặt ra”, Morris cho biết.

Tuy nhiên, nhìn vào tầm quan trọng về chính trị mà Trung Quốc gắn cho Sáng kiến Vành đai và Con đường ở quê nhà và nỗ lực thuyết phục các nước kí văn bản ủng hộ Sáng kiến (hơn 130 nước đã kí, hầu hết là các nước ngoài phương Tây), thì khó có khả năng Trung Quốc sẽ từ bỏ ý tưởng này.

May mắn thay cho các nhà tuyên truyền Trung Quốc, Sáng kiến Vành đai và Con đường là một khái niệm có khả năng thay hình đổi dạng, cho phép họ có thể điều chỉnh nó để thích hợp với những tình huống thay đổi.

Đến nay, trọng tâm của nó là xây dựng các cơ sở hạ tầng “cứng”. Nhưng thuật ngữ đó đúng với hầu hết mọi hoạt động ở nước ngoài có các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tham gia, chúng có thể được ca tụng là đang giúp sức xây dựng “Con đường Tơ lụa hòa bình”- hay nói cách khác, nó có thể là bất cứ thứ gì mà chính phủ Trung Quốc thích xây dựng.

Giữa đại dịch, các quan chức có thể dễ dàng hạ thấp quá trình “đổ bê tông” xây dựng và nhấn mạnh các kiểu hào phóng khác của Trung Quốc. Dưới tấm biểu ngữ của BRI, các quan chức giờ đang ca tụng ý tưởng của một “Con đường Tơ lụa Y tế” nhằm giúp phân phối hỗ trợ y tế và tiếp tế lương thực.

Covid-19 làm 'Vành đai con đường' gập ghềnh hơn chứ không thể cản bước. Ảnh: SCMP

Covid-19 làm 'Vành đai con đường' gập ghềnh hơn chứ không thể cản bước. Ảnh: SCMP

Ý tưởng này gợi nhớ về bài phát biểu đầu tiên của ông Tập năm 2013 về kế hoạch một Con đường tơ lụa Hàng hải của ông. Trong bài phát biểu, ông hồi tưởng rất lâu, về chuyện Trung Quốc đã phản ứng với cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương 9 năm trước bằng cách tổ chức chiến dịch cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc ở nước ngoài.

Ở Indonesia, ông nói, nhiều người dân địa phương đã học nói tiếng Trung Quốc và gọi các thành viên của đội cứu trợ là “Trung Quốc, Bắc Kinh, chúng tôi yêu các bạn". 

Trung Quốc mong rằng các trợ cấp y tế dán nhãn BRI đang được trao cho các nước bị Covid-19 tàn phá sẽ tạo nên các biểu hiện tương tự của lòng biết ơn.

Tập trung vào cách hỗ trợ như vậy quả thực rất có ý nghĩa về chính trị cho Trung Quốc. Nó có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong nỗ lực chiến đấu đại dịch của nước nhận viện trợ, và nó cần ít tiền hơn là cảng hay đường sắt. Tạo dựng được tầm ảnh hưởng cũng là một ý tưởng được định nghĩa khá mơ hồ của “Con đường tơ lụa kĩ thuật số”.

Nó được điều chỉnh để dùng trong đại dịch nhằm giúp các nước sao chép thành công của Trung Quốc với cách tiếp cận bằng ứng dụng nhằm theo vết virus Corona. Các quan chức Trung Quốc có thể tận dụng sự im ắng trong công cuộc xây dựng để suy nghĩ lại xem dự án nào là cần thiết.

Họ đã thấy khó chịu vì những chỉ trích từ Phương Tây về thiệt hại xã hội và môi trường của cơ sở hạ tầng BRI và về các thỏa thuận mờ ám kèm theo. Ở cuộc họp năm ngoái với lãnh đạo thế giới, ông Tập nhấn mạnh rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường phải “cởi mở, xanh và sạch."

Đại dịch mở ra một cơ hội để Trung Quốc âm thầm dọn các con đập không nổi tiếng mà có thể bị trì hoãn tốn kém vì biểu tình, cũng như các nhà máy điện than, dù gì chúng cũng không phải là phương án đầu tư an toàn. 

“Không có ai ở Wall Street sẽ nói với bạn rằng bạn có thể mua một nhà máy điện than 40 năm nữa”, theo Kevin Gallagher, Đại học Boston.

Thay vào đó, Trung Quốc có thể thúc đẩy mở rộng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Ông Gallagher lưu ý rằng, ở Pakistan, các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt "trang trại gió" dưới sự quản lí của BRI.

“Nếu bạn hỏi mua thứ đó, Trung Quốc có đó”

Nếu được thực hiện đúng cách mà không nhấn chìm các nước ngập trong nợ, các dự án BRI có thể tạo nên sự thúc đẩy cần có cho kinh tế toàn cầu.

Trước đại dịch, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng các dự án giao thông BRI ở Châu Á, bao gồm các đường sắt tốc độ cao, có thể thúc đẩy đến tổng cộng 3,4% GDP của các nước tham gia.

Một vài trong số dự án đó đã tạm dừng, và Trung Quốc giờ đây đang phải bận tâm với chính nền kinh tế bị đại dịch tàn phá. Nhưng Daniel Rosen của Rhodium Group, một công ty nghiên cứu, tranh luận rằng ngân hàng chính sách của Trung Quốc có thừa khả năng duy trì mức độ cho vay tiền hiện tại của BRI.

Bản đồ 'Vành đai con đường'. Ảnh: Wired

Bản đồ 'Vành đai con đường'. Ảnh: Wired

Chỉ là hơi không khôn ngoan lắm về mặt kinh tế nếu làm vậy, đặc biệt là trước khi kinh tế toàn cầu hồi phục. Khi điều đó xảy ra, Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể trở lại mục tiêu ban đầu của nó. Và nhiều nước đang cần tha thiết cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ chào đón nó. Họ có rất ít lựa chọn nào khác.

Vào tháng 11, Mỹ, Nhật và Úc thông báo một phương án thay thế cho BRI có tên là “Mạng lưới chấm xanh” để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Nhưng, với các chủ nợ đa phương như Ngân hàng Thế giới, sức mạnh tài chính đằng sau nó có vẻ yếu hơn.

“Sáng kiến Vành đai và Con đường có triển vọng nhất để đáp ứng khoảng cách đang tồn tại giữa cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế toàn cầu”, theo ông Gallagher. “Sẽ không có sự phát triển nhảy vọt cơ sở hạ tầng trên thế giới nếu không có BRI.” Nhưng hiện tại thì sự thúc đẩy đó vẫn còn phải chờ đợi.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế