(CLO) Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, do Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Người.
Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” được thực hiện với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu nặng, ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
Trong phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên TƯ Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Đối với mỗi người dân Việt Nam và bầu bạn thân thiết trên thế giới, dịp 19/5 hằng năm đã trở thành thời khắc thiêng liêng, trọng đại, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.
“Nhớ về Người là dịp chúng ta hiểu hơn về Bác, để từ đó thường xuyên noi gương Bác, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, tìm tòi, đổi mới, gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, tiếp tục đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo Bác đã trở thành hành động tự giác, là mệnh lệnh từ trái tim cho mỗi chúng ta ở mỗi thời kỳ cách mạng, ở mọi công việc, suy nghĩ, hành động…”, TBT Báo Nhân Dân Thuận Hữu nêu rõ.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tặng hoa các nghệ sĩ biểu diễn tại chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”. Ảnh: Báo ĐCSVN
“Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” được thực hiện với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu nặng, ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta, soi đường dẫn dắt chúng ta đi đến mọi thắng lợi...”, đồng chí Thuận Hữu, nhấn mạnh.
Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh” gồm ba phần: Ra đi tìm đường cứu nước; Đất nước, thế giới ngợi ca Người; Hồ Chí Minh - Người sống mãi với non sông đất nước. Chương trình được dàn dựng công phu với nhiều tiết mục đặc sắc cùng các ca khúc hát về Bác Hồ, về tình yêu thương bao la của Người. Khán giả đã được thưởng thức những ca khúc quen thuộc về Bác, như: Từ Làng Sen, Bến nhà Rồng, Bác Hồ một tình yêu bao la, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Viếng lăng Bác, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Người là niềm tin tất thắng... Chương trình có sự tham gia của các NSƯT: Thanh Lam, Phương Thảo, Việt Hoàn; các ca sĩ: Trọng Tấn, Đăng Dương, Bùi Lê Mận, Phương Thanh, Thanh Thảo... đã mang đến cho khán giả những cảm xúc sâu sắc, thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu nặng của dân tộc Việt Nam đối với Người.
Chương trình được dàn dựng công phu với nhiều tiết mục đặc sắc cùng các ca khúc hát về Bác Hồ, về tình yêu thương bao la của Người. Ảnh: Báo nhandan
Cũng trong khuôn khổ Chương trình, tại Nhà hát Lớn còn trưng bày 38 bức tranh của nhiều họa sĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt ấn tượng, các tác phẩm hội họa là của các họa sĩ các thời kỳ hội họa Đông Dương, hội họa kháng chiến đến hội họa đương đại. Các tác phẩm trưng bày thuộc sở hữu của Công ty Đầu tư và Phát triển nghệ thuật Việt Nam đều của các họa sĩ nổi tiếng của mỗi thời kỳ, như: Tô Ngọc Vân, Mai Văn Hiến, Phạm Văn Đôn, Trần Chắt, Đinh Quân, Ngô Hải Yến, Lê Đức Tùng... Hình ảnh Bác trong tranh hiện lên lung linh, cao cả, thiêng liêng nhưng cũng hết sức gần gũi và luôn “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”!
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.