Sao không mở cho doanh nghiệp "đường sống"?

Thứ ba, 11/10/2016 07:00 AM - 0 Trả lời

Phía gia đình người bị bắt tạm giam đã và đang làm các đơn cứu xét, mong cờ CA tỉnh Bạc Liêu cho phép người thân họ sớm được tại ngoại, tiếp tục lao động, kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng đã đồng hành và hỗ trợ họ.

(CLO) Ngày 12/9/2016, dư luận rúng động khi báo chí đăng tải việc một “đại gia thủy sản” bị bắt tạm giam, tài sản thế chấp ngân hàng là 121 tấn tôm đông lạnh chỉ còn 52kg... Thế nhưng, qua nghiên cứu các hồ sơ, tư liệu, chúng tôi phát hiện không ít ẩn tình, trong đó có những hoài nghi về việc hình sự hóa án kinh tế và bắt tạm giam oan sai.

[caption id="attachment_126283" align="aligncenter" width="722"]Công ty CP Thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu - Ảnh: TNO Công ty CP Thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu - Ảnh: TNO[/caption]

Sự đồng thuận giữa các đương sự bất ngờ bị bác bỏ (?)

Ngày 30/8/2013, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhanh Bạc Liêu (BIDV Bạc Liêu) khởi kiện yêu cầu TAND huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu giải quyết vụ kiện tranh chấp HĐ tín dụng đối với Cty CP Thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu (Cty Minh Hiếu Bạc Liêu), ở ấp 2, Thị trấn Giá Rai. Nguyên nhân là từ 21/7/2010 tới 2/5/2013, Cty Minh Hiếu Bạc Liêu ký 24 hợp đồng tín dụng (HĐ tín dụng) với BIDV Bạc Liêu (8 HĐ thế chấp tài sản), được giải ngân số tiền (VNĐ và USD, sau quy đổi) khoảng hơn 50 tỉ đồng, trả khoảng 9 tỉ đồng. Tổng nợ (gốc + lãi) Cty Minh Hiếu Bạc Liêu phải trả là khoảng 42 tỉ đồng.

Ngày 31/10/2013, TAND huyện Giá Rai ra quyết định số 09/2013/QĐST công nhận thỏa thuận của BIDV Bạc Liêu và Cty Minh Hiếu Bạc Liêu về số nợ, phương thức và thời hạn thanh toán nợ cho ngân hàng do hai bên tự thỏa thuận trong giai đoạn thi hành án. Bất ngờ, ngày 16/12/2013, VKSND tỉnh Bạc Liêu ra quyết định kháng nghị với Quyến định số 09/2013 của TAND huyện Giá Rai, xét kiến nghị của Phòng CSĐT Tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ CA tỉnh Bạc Liêu (văn bản 136/PC46 ngày 11/11/2013) đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo VKSND tỉnh Bạc Liêu, BIDV Bạc Liêu đã tố cáo lên PC46 CA tỉnh Bạc Liêu cho rằng Cty Minh Hiếu Bạc Liêu vay tiền quá hạn không trả mà còn có hành vi tẩu tán tài sản nhằm chiếm đoạt tiền vay. Nhưng tới tòa, ngân hàng lại đồng ý thỏa thuận giãn nợ cho Cty bằng cách không quy định rõ thời gian thu hồi nợ mà ghi: “…phương thức và thời hạn thanh toán nợ cho ngân hàng các bên sẽ thỏa thuận trong giai đoạn thi hành án”. Đáng lưu ý, quyết định của tòa còn có ghi: “Đại diện Cty Minh Hiếu Bạc Liêu xác định tài sản thế chấp trên theo HĐ thế chấp tài sản số 81/2011/HĐ (16/11/2011) hiện nay không còn. Cty đã bán và có giải trình với ngân hàng” và được tòa chấp nhận. VKSND tỉnh Bạc Liêu đánh giá: “Thỏa thuận như trên cho thấy hai bên cùng cố tình kéo dài thời hạn thanh lý khoản nợ không thể trả được vì tài sản thế chấp đã bị “tẩu tán”, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng, trong đó có 51% là tài sản nhà nước. Như vậy, quyết định 09/2013 của TAND huyện Giá Rai là trái pháp luật.” TAND tỉnh Bạc Liêu ngày 19/12/2013 trong quyết định giám đốc thẩm đã tuyên hủy quyết định công nhận thỏa thuận nói trên.

Và tới 12/9/2016, CA tỉnh Bạc Liêu bất ngờ khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Ngô Chí Dũng, PGĐ Cty Minh Hiếu Bạc Liêu (đại gia thủy sản mà báo chí nêu), bà Nguyễn Thị Út - Chủ tịch HĐQT và ông Huỳnh Thanh Đoàn – Kế toán trưởng để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

[caption id="attachment_126307" align="aligncenter" width="505"]Thông báo bắt tạm giam Thông báo bắt tạm giam ông Ngô Chí Dũng vì "Lập chứng từ khống"[/caption]

Từ tranh chấp HĐ tín dụng, ông Dũng và Cty Minh Hiếu Bạc Liêu trở thành mắc "tội", vì sao?

Bà Lê Thị Hạc (vợ của ông Ngô Chí Dũng) cho biết, "tội" có thể từ HĐ 81/2011 có nội dung thế chấp tôm thành phẩm trong kho nhưng Cty đem bán. Theo bà Hạc, từ năm 2010, Cty đã thế chấp nhiều tài sản (nhà đất, máy móc, ô tô…) được định giá đúng quy định, hạn mức vay là 40 tỉ đồng. Riêng HĐ 81/2011 là do GĐ BIDV Bạc Liêu yêu cầu kế toán Cty Minh Hiếu Bạc Liêu báo cáo qua phần mềm máy tính (về số tôm tồn kho – PV) rồi ngân hàng lập thành HĐ, yêu cầu ông Ngô Chí Dũng ký đồng thuận. Theo bà Hạc, HĐ 81/2011 không có sự thẩm định nào từ phía ngân hàng về kiểm đếm số lượng, đánh giá, bàn giao, ký nhận với thủ kho, không có hạn mức giải ngân…, nên không có giá trị vay tiền, ngân hàng cũng chưa giải ngân bằng HĐ này. Như vậy, HĐ 81 được lập ra như chỉ để “làm tin” cho hai bên, việc bán hàng đơn thuần là hoạt động kinh doanh của DN!?

Và như vậy, nếu căn cứ vào đây để quy kết ông Ngô Trí Dũng và các thành viên Cty Minh Hiếu Bạc Liêu tẩu tán tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản liệu có đủ căn cứ, đủ thuyết phục?

Hình sự hóa vụ án kinh tế để làm gì?

Theo nhận định của chúng tôi, dù qua báo chí, dư luận sẽ hướng tới nghi vấn “Kho tôm đông lạnh thành phẩm trên 121 tấn thế chấp chỉ còn 52kg”, tức sẽ liên quan trực tiếp tới HĐ 81/2011, là dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ Luât hình sự.

Tuy nhiên, cơ quan CSĐT CA tỉnh Bạc Liêu trong thông báo bắt tạm giam ông Ngô Chí Dũng, thì hành vi của ông Dũng là: “Lập chứng từ khống gửi ngân hàng BIDV Bạc Liêu để chiếm đoạt tiền, phạm vào điều 139 Bộ luật hình sự.” Như vậy, có khả năng hành vi “tẩu tán tài sản” sẽ khó bắt lỗi, bởi HĐ 81/2011 khá "lỏng" về pháp lý, lại như để “làm tin”, trong khi các tài sản thế chấp có giá trị lớn khác vẫn cơ bản nguyên vẹn, không thế chấp trùng lặp (có biên bản kiểm kê của CA và BIDV Bạc Liêu) (?)

Quay lại với nguyên nhân bắt tạm giam: “Lập chứng từ khống”. Hành vi này ít nhiều đã được Cty Minh Hiếu Bạc Liêu phủ nhận trong nhiều tờ trình gửi cơ quan CSĐT CA tỉnh Bạc Liêu. Xin được sơ lược một số nội dung: Trong tờ trình số 07/TT ngày 14/8/2013, vấn đề “Số hóa đơn của hộ KD Ngô Chí Dũng đã viết liên 1,2,3 như nhau nhưng lại xóa bỏ” được giải trình: “Hóa đơn viết đúng nhưng hai bên phải làm biên bản hủy hóa đơn và trả hàng lại vì hàng nhiều tạp chất không đạt chất lượng xuất khẩu”. Vấn đề “Hóa đơn hộ KD Nguyễn Thị Út cũng viết liên 1,2,3 như nhau nhưng tờ hóa đơn photo gửi BIDV Bạc Liêu lại có sự chên lệnh” được giải trình: “Khi hộ KD đã cân mua của đại lý xong nhưng chưa viết hóa đơn gốc giao cho Cty mà chỉ photo tờ hóa đơn rồi viết nháp giao cho Cty để Cty gửi ngân hàng. Nhưng đến cuối ngày, Cty Minh Hiếu Bạc Liêu không thanh toán đủ các lô tôm mà chỉ thanh toán được một phần nhỏ. Hộ KD căn cứ vào thực tế Cty thanh toán bao nhiều thì bán bấy nhiêu và viếc hóa đơn thực tế theo số lượng Cty trả đủ tiền.”…

Lướt qua nội dung trên, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao ông Dũng, bà Út là lãnh đạo DN nhưng đồng thời cũng là chủ hộ kinh doanh? Theo bà Lê Thị Hạc, thời điểm đó BIDV Bạc Liêu giải ngân phải có hóa đơn. Hàng hóa thu gom khắp trong dân, hóa đơn chỗ có chỗ không, chủ DN cũng phải ra lập cơ sở thu mua để chủ động xuất hóa đơn, lấy tiền giải ngân, duy trì hoạt động, lập cập nên phát sinh thiếu sót chủ quan, khách quan…

Chúng ta cũng sẽ thấy cách vận hành DN, hóa đơn, chứng từ như ở… chợ trời (!?) Cũng bởi Cty Minh Hiếu Bạc Liêu có “gốc” là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thành lập 2006. Theo bà Hạc, thời điểm 2010-2012, ngành thủy sản và chính Cty Minh Hiếu Bạc Liêu gặp rất nhiều khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, phải gánh lãi suất vay từ 17%-20%, lượng hàng bị trả về, bị tiêu hủy ngày càng nhiều… do chủ DN không nắm rõ các quy định về pháp lý, cạnh tranh quốc tế. Sau đó, khi ngân hàng không hoặc chậm giải ngân, nhiều hợp đồng lại bị hủy, DN ngập sâu trong thua lỗ nhưng không chùn bước, cố gắng cầm cự, chờ thị trường hồi phục.

[caption id="attachment_126310" align="aligncenter" width="480"]Quyết định chấp thuận thỏa thuận giữa các đương sự của TAND huyện Giá Rai bị hủy bỏ Quyết định công nhận thỏa thuận giữa các đương sự của tòa bị hủy bỏ[/caption]

Với các tư liệu thu thập được, chúng tôi băn khoăn rằng, có thể do cơ quan thực thi pháp luật Bạc Liêu vì bảo vệ tài sản ngân hàng, với 51% là tài sản nhà nước mà hình sự hóa tranh chấp kinh tế, bắt tạm giam các đương sự, dẫn tới việc dư luận hoài nghi rằng CA quá... “lo xa”, thậm chí là “nâng quan điểm”. Bởi ngân hàng có hay không có vốn nhà nước cũng đều hoạt động theo luật DN, nhà nước cũng là nhà đầu tư, đứng trước nhiều rủi ro…, cần hạn chế tối đa các can thiệp hình sự vào hoạt động kinh tế để bảo vệ môi trường đầu tư. Hơn nữa, khi Cty Minh Hiếu Bạc Liêu còn tài sản thế chấp (hạn mức 40 tỉ đồng, có thể còn nhiều các tài sản cá nhân khác...), BIDV Bạc Liêu đồng thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, tại sao không để BIDV cho DN “giãn nợ”, nếu có - là động tác hỗ trợ doanh nghiệp mà Chính phủ đang kêu gọi, cũng là việc cho khách hàng của họ một “đường sống”?

Tới thời điểm này, vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, sẽ rất khó để có thông tin chính thức từ CA tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, chúng tôi chờ mong Tỉnh ủy, MTTQVN, HĐND, UBND và lãnh đạo CA tỉnh Bạc Liêu tìm hiểu sâu vụ việc, cân bằng quyền lợi nhà nước và quyền lợi DN, bảo vệ môi trường đầu tư và nhất là không để xảy ra oan sai, đẩy DN vào ngõ cụt.

Phía gia đình người bị bắt tạm giam đã và đang làm các đơn cứu xét, mong chờ CA tỉnh Bạc Liêu cho phép người thân họ sớm được tại ngoại, tiếp tục lao động, kinh doanh để thêm điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính với các ngân hàng đã đồng hành và có động thái hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Đoàn Kiên Giang

Tin khác

Bắt một giám đốc doanh nghiệp liên quan vụ án tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế

Bắt một giám đốc doanh nghiệp liên quan vụ án tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế

(CLO) Bị can Nguyễn Phan Phú Nguyên nhận hối lộ hơn 900 triệu đồng và Nguyễn Văn Tiến nhận hơn 64 triệu đồng để hợp thức một số thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.

Vụ án
Khởi tố vụ án xe khách đối đầu xe tải khiến 25 người thương vong

Khởi tố vụ án xe khách đối đầu xe tải khiến 25 người thương vong

(CLO) Công an huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) đã khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải khiến 1 người tử vong, 25 người bị thương.

Vụ án
Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Bắt đối tượng truy nã khi đang làm thủ tục nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam

Bắt đối tượng truy nã khi đang làm thủ tục nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam

(CLO) Đối tượng Nguyễn Thị Quế Trân bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Thành (Đồng Nai) truy nã về tội “Cướp tài sản”, và bị bắt giữ trong lúc làm thủ tục nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Vụ án
Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Vụ án