Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Thứ sáu, 28/03/2025 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng của từng địa phương

Cả nước đang triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh thành - một phần của quá trình tinh gọn bộ máy hành chính với mục tiêu giảm từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh xuống còn khoảng một nửa. Quyết định sáp nhập tỉnh, thành phố nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và quản lý hiệu quả hơn. Trước hết, việc sáp nhập giúp tinh gọn bộ máy hành chính, giảm bớt các đơn vị trung gian, từ đó cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước. Điều này cũng tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực, khai thác tiềm năng kinh tế và tăng khả năng tự cân đối ngân sách, đặc biệt đối với các tỉnh nhỏ hoặc có nguồn thu hạn chế. Việc sáp nhập cũng góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng Chính phủ số và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi lớn trong quản lý hành chính, cho phép giải quyết thủ tục hành chính không biên giới, giảm thiểu các rào cản địa lý giữa các tỉnh. Cùng với đó, hệ thống giao thông liên tỉnh, liên vùng cơ bản đã hoàn thành, bao gồm các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và hạ tầng giao thông công cộng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các địa phương sau khi sáp nhập. Việc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp sẽ tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.

Việc sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ mở ra cơ hội lớn trong phát triển kinh tế và khai thác các đặc trưng, đặc thù của từng địa phương để hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi tỉnh, thành phố đều có những lợi thế riêng về tài nguyên, văn hóa, du lịch hay công nghiệp và khi sáp nhập thì các địa phương có thể phối hợp, bổ trợ lẫn nhau để phát triển toàn diện hơn, tạo động lực phát triển chung cho cả khu vực và đất nước.

Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nêu việc sáp nhập không chỉ dựa trên các yếu tố truyền thống như quy mô dân số và diện tích mà cần có nghiên cứu kỹ lưỡng về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế. Một mục tiêu quan trọng được nhấn mạnh là việc sáp nhập phải hướng tới mở rộng không gian phát triển cho các địa phương và quốc gia.

sap nhap tinh thanh pho thoi co chin muoi cho cuoc sap xep mang tam lich su hinh 1

Việc sáp nhập góp phần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Các tiêu chí cụ thể hơn đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố vào ngày 5/3, bao gồm diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế, đặc trưng văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương dự kiến sáp nhập. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vào ngày 11/3 cũng nhấn mạnh rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính không phải là giải pháp tình thế hay thay đổi ngắn hạn, mà là một bước đi chiến lược nhằm mở rộng không gian để phát triển ổn định trong hàng trăm năm tới.

Sự chú trọng vào yếu tố kinh tế tiếp tục được thể hiện trong phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc ngày 17/3 với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội 14 của Đảng. Ông khẳng định rằng việc sắp xếp tỉnh thành không chỉ đơn thuần là thay đổi về mặt địa lý hành chính mà còn là sự điều chỉnh sâu sắc đối với không gian kinh tế và việc phân bổ nguồn lực.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam cho rằng việc giảm số lượng tỉnh từ 63 xuống còn hơn 30 là bước đi cần thiết và hợp lý trong bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam. Nguyên tắc bao trùm cho quá trình sắp xếp là tạo động lực phát triển mạnh mẽ và bền vững cho các địa phương.

Việc sáp nhập tỉnh thành sẽ tạo ra không gian và dư địa phát triển mới, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong liên kết vùng và sự liên thông tự nhiên giữa các khu vực. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sáp nhập là phải xóa bỏ được thực trạng phân mảnh lãnh thổ tự nhiên bởi đây chính là nền tảng vững chắc để duy trì sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.

Thấm nhuần quan niệm “trăm sông đổ về biển cả”, ông Nguyễn Chu Hồi đề xuất nguyên tắc then chốt cho sáp nhập tỉnh thành là ưu tiên tối đa việc hình thành các tỉnh có biển, đồng thời thiết lập mối liên kết chiến lược giữa biển và đất liền - tỉnh biển sáp nhập với tỉnh núi rừng hoặc tỉnh duyên hải với nội địa. Đây được xem là chìa khóa để khai thác triệt để sức mạnh biển, mở ra một kỷ nguyên phát triển cân bằng và bền vững cho Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, chỉ rõ Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh thành có biển, cùng nhiều vùng núi rừng, đồng bằng. “Vậy thì cần sáp nhập sao cho tỉnh thành sau sắp xếp phải có biển, trừ các tỉnh quá sâu trong đất liền”, ông đề xuất và cho rằng điều này mở ra không gian phát triển mới, tạo sự tự chủ trong hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biển cho các địa phương.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh mục tiêu then chốt của việc sáp nhập tỉnh thành là kiến tạo sức mạnh kinh tế mới cho cả địa phương và quốc gia. Do đó cấp có thẩm quyền cần tính toán để chủ trương sáp nhập tỉnh thành mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bổ sung nguồn lực và lợi thế giữa các địa phương.

Theo bà, Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh là “quá nhỏ và manh mún”, gây trở ngại cho các dự án quy mô lớn như xây dựng đê chống lũ. Do đó, việc sáp nhập các tỉnh trong khu vực này cần hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

sap nhap tinh thanh pho thoi co chin muoi cho cuoc sap xep mang tam lich su hinh 2
sap nhap tinh thanh pho thoi co chin muoi cho cuoc sap xep mang tam lich su hinh 3

Việc sáp nhập các tỉnh trong khu vực ĐBSCL sẽ khai mở một không gian phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Đối với các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, bà Chi Lan đề xuất nguyên tắc sáp nhập tập trung vào việc mở rộng động lực tăng trưởng kinh tế cho cả nước. Việc sáp nhập các đô thị không đơn thuần tạo ra một đô thị lớn hơn về diện tích và dân số, mà phải hình thành một mô hình tăng trưởng mới dựa trên chất lượng với các ngành kinh tế mới và giá trị gia tăng cao. “Đô thị mới này phải đóng vai trò là đầu tàu, thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận”, chuyên gia Phạm Chi Lan hiến kế.

Để “ổn định trăm năm”, chuyên gia Phạm Chi Lan lưu ý quá trình sáp nhập tỉnh cần tính đến yếu tố văn hóa, tập quán, hướng tới sự hòa hợp giữa cộng đồng các vùng miền và ngăn ngừa xung đột.

Cần cơ chế thu hút, giữ chân nhân tài trong hệ thống hành chính

Chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện đã trở thành mệnh lệnh cải cách cấp bách. Với các Kết luận 126-KL/TW, 127-KL/TW, 128-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng với quyết định của Bộ Chính trị ngày 14/3/2025, Đảng, Nhà nước đã xác định rõ lộ trình cải tổ bộ máy hành chính triệt để, hướng tới một mô hình quản lý tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển. Theo đó, Quốc hội sẽ sửa Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật liên quan để hoàn thiện cơ sở pháp lý, việc còn lại là triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Đây không chỉ là một cuộc tinh giản về mặt tổ chức, mà là một cuộc đổi mới toàn diện tư duy quản trị, hướng tới một bộ máy linh hoạt, hiệu lực hơn, hoạt động vì dân. Việc sáp nhập sẽ giúp giảm tầng nấc trung gian, tiết kiệm ngân sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng nếu không triển khai tốt, quá trình thực hiện có thể gặp vướng mắc, gây gián đoạn, tạo tâm lý không tốt trong bộ máy và xã hội. Cần quyết liệt hành động, giải quyết ngay các vấn đề then chốt để bảo đảm việc triển khai khẩn trương, hiệu quả.

Khi sáp nhập đơn vị hành chính, một trong những thay đổi lớn mà cán bộ, công chức, viên chức phải đối mặt chính là địa điểm làm việc, đi lại và điều kiện sinh hoạt. Việc di chuyển trung tâm hành chính có thể dẫn đến nhiều cán bộ, công chức phải làm việc xa nơi ở hiện tại, thậm chí phải chuyển gia đình đến nơi khác. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, thậm chí dẫn đến tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực chất lượng cao.

Do đó, chính quyền các địa phương cần chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức một cách hợp lý và nhân văn như: có chính sách hỗ trợ chỗ ở hợp lý, có thể theo hình thức nhà công vụ hoặc hỗ trợ chi phí thuê nhà cho những cán bộ phải di chuyển xa; bố trí phương tiện công vụ hoặc có chính sách hỗ trợ chi phí đi lại để cán bộ, công chức không bị áp lực tài chính khi phải làm việc ở trung tâm hành chính mới… Các chính sách này giúp họ yên tâm công tác và tiếp tục cống hiến; cũng là để các địa phương xây dựng cơ chế thu hút, giữ chân nhân tài trong hệ thống hành chính. Chỉ khi họ có điều kiện làm việc tốt, có chỗ ở ổn định, được quan tâm đúng mức mới có thể toàn tâm toàn ý phục vụ Nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói, sáp nhập đơn vị hành chính là cơ hội lớn để tái thiết hệ thống hành chính. Đây sẽ là một cuộc cải cách mang ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với một bộ máy quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Do đó, việc sáp nhập là phải làm ngay, làm nhanh, làm thành công.

Sáp nhập tỉnh sẽ có hiệu lực từ 1/7Sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp 9 tới đây.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang bước sang giai đoạn 2. Tại kỳ họp thứ 9 sắp tới, Quốc hội sẽ tiến hành sửa Hiến pháp, sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện. Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội, kỳ họp 9 tới đây sẽ diễn ra trong gần 2 tháng. Trong thời gian nghỉ khoảng gần 1 tháng sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc sửa Hiến pháp. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ họp liên tục để sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.“Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại cấp xã trước ngày 30/6. Từ 1/7 các nghị quyết sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, xã sẽ có hiệu lực thi hành”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Khánh An

Tin mới

Nhóm luật sư tại Mỹ kiện thuế quan mới của ông Trump

Nhóm luật sư tại Mỹ kiện thuế quan mới của ông Trump

(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.

Thế giới 24h
Đối thoại liên ngành nghệ thuật 'Âm sắc'

Đối thoại liên ngành nghệ thuật 'Âm sắc'

(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.

Đời sống văn hóa
Cụ ông Afghanistan tự nhận đã... 140 tuổi, Taliban đang xác minh

Cụ ông Afghanistan tự nhận đã... 140 tuổi, Taliban đang xác minh

(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.

Thế giới 24h
Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà

Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà

(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.

Bất động sản
Dragon Capital: Mức thuế Mỹ công bố cao bất ngờ, vượt xa dự báo

Dragon Capital: Mức thuế Mỹ công bố cao bất ngờ, vượt xa dự báo

(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.

Thị trường - Doanh nghiệp
YouTuber bị bắt vì đột nhập quay video bộ tộc biệt lập ở Ấn Độ

YouTuber bị bắt vì đột nhập quay video bộ tộc biệt lập ở Ấn Độ

(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.

Báo chí - Công nghệ
Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga

Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga

(CLO) Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Real Madrid vs Valencia cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Everton vs Arsenal cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
U17 Việt Nam hoà kịch tính với U17 Australia tại giải châu Á

U17 Việt Nam hoà kịch tính với U17 Australia tại giải châu Á

(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.

Thể thao
Quý I/2025, gần 120.000 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Quý I/2025, gần 120.000 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp

(CLO) Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2025, thực hiện tiếp nhận 118.191 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được chi trả.

Kinh tế vĩ mô
Lào Cai: Nhiều hoạt động hấp dẫn phục vụ du khách thăm Sa Pa dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Nhiều hoạt động hấp dẫn phục vụ du khách thăm Sa Pa dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.

Du lịch
Sản xuất hàng giả, lừa dối khách hàng: Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đối diện với mức án nào?

Sản xuất hàng giả, lừa dối khách hàng: Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đối diện với mức án nào?

(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?

Vụ án
Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.

Tin tức
Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.

Giao thông
Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Giao thông
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn