Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt thân mật đầu năm mới với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội
(CLO) Sáng 8/1, tại Hà Nội, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) tổ chức buổi gặp mặt thân mật đầu năm mới 2025.
Theo dõi báo trên:
Mới đây, tối ngày 28/10, tại thôn 1 xã Trà Len, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp nhiều người dân. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân khu 5, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với các lực lượng liên quan tập trung bằng mọi biện pháp cần thiết để khẩn trương cứu hộ, cứu nạn những người bị vùi lấp, kịp thời báo cáo Thủ tướng.
Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giai đoạn từ 1953 - 2006, cả nước đã xảy ra 448 trận lũ quét và sạt lở đất, trung bình 7 trận/năm.
Trong giai đoạn từ 2000 - 2015, tổng số trận lũ quét và sạt lở đất là 250 trận, trung bình 15 - 16 trận/năm, gây ra nhiều thiệt hại về người và của: 779 người thiệt mạng, 426 người bị thương, 9.700 căn nhà bị sạt lở, hơn 100.000 căn nhà bị nước cuốn trôi, khoảng 75.000 ha trồng trọt, chăn nuôi bị ảnh hưởng.
Riêng năm 2018, tại các tỉnh miền Bắc đã xảy ra 14 trận sạt lở đất, 82 người bị thương và thiệt mạng, phần lớn các trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại các miền núi hẻo lánh, dân cư thưa thớt với nhịp độ có xu hướng gia tăng.
Trước đó, hai vụ sạt lở liên tiếp hôm 12 và 13/10, làm chết và mất tích 17 công nhân thủy điện Rào Trăng 3 và 13 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 đi cứu hộ là nỗi mất mát to lớn.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, cả nước có gần 15.000 điểm từng xảy ra các tai biến địa chất, gồm 13.233 điểm sạt lở đất đá; 337 điểm lũ ống, lũ quét; 947 điểm xói lở ở bờ sông, suối, biển; 344 điểm khai thác mỏ sụt lún; 22 điểm sụt lún, karst ngầm…
Số liệu cũng cho thấy 6 tỉnh, thành có nguy cơ sạt lở đất đá toàn tỉnh rất cao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang; 8 tỉnh khác có nguy cơ cao và một tỉnh ở mức trung bình.
Lý giải về việc sạt lở ở các sườn dốc miền núi các tỉnh miền Trung tăng đột biến, TS. Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản cho biết, mưa to dài ngày như ở miền Trung tháng 10 vừa rồi làm cho các sườn dốc giữ nước. Nước khiến cho các sườn dốc nặng hơn rất nhiều. Chính nước làm yếu đi tính chất cơ lý của đất đá. Tính kháng trượt của sườn dốc yếu đi rất nhiều. Hai yếu tố cộng hưởng cùng lúc là nguyên nhân gây ra sạt lở liên tục ở miền Trung.
Mưa lớn là nguyên nhân chính nhưng kết hợp với sự kiện thời tiết của năm trước. Năm 2019, hiện tượng thời tiết El Nino dẫn đến khô hạn kéo dài. Năm nay xuất hiện hiện tượng La Nina, mưa bão liên tục đổ vào miền Trung. Những trận mưa lịch sử trút xuống liên tục. Miền Trung như một túi nước, khu vực miền núi lượng nước cực lớn ứ lại trong kết cấu rỗng của lòng đất. Chỉ cần có trận mưa lớn lập tức xảy ra sạt lở.
Nếu cộng thêm những tác động ngoại lực khác như chất thêm lượng thải công trình lên vùng đất đã có nguy cơ sạt lở; có hoạt động đào bới, làm mất chân đất; thảm thực vật bị suy giảm, bào mòn đất diễn ra quá mức..., sẽ càng làm cho tính liên kết của đất giữa bề mặt và tầng dưới bị giảm, và nguy cơ sạt lở sẽ càng tăng cao...
Các chuyên gia nhận định, về mặt nguyên tắc, sạt lở đất hoàn toàn có thể dự báo được và thực tế cũng đã có các công nghệ kỹ thuật cho phép dự báo. Hiện nay, đã có các thiết bị đo cảm biến, có thể khoan sâu vào lòng đất để quan trắc và truyền tải những thông tin, dữ liệu cảnh báo về biến động địa chất, nguy cơ một khu vực đất nào đó có thể bị sạt lở.
GS.TS Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đánh giá: Sạt lở đất gây ra những thiệt hại rất lớn về người và dĩ nhiên tính mạng con người là trên hết. Mặc dù vậy, với đặc thù địa hình đồi núi trải rộng ở nhiều tỉnh thành của cả nước, với rất nhiều các khu vực đất có nguy cơ sạt lở, trong bối cảnh nguồn lực chúng ta còn hạn chết thì việc đầu tư lắp đặt các thiết bị cảnh báo sạt lở đất với diện quy mô lớn là bài toán nan giải.
Theo nhận định của TS.Trần Đình Hòa: "Tôi cho rằng trong khi nguồn lực chúng ta chưa thể cho phép đầu tư công nghệ dự báo, cảnh báo sạt lở đất quy mô lớn, trên diện rộng, thì trước mắt nên đi từng bước.".
Được biết cách đây 5 - 7 năm, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cũng đã có thí điểm lắp đặt các thiết bị cảnh báo sạt lở đất tại Xín Mần (Hà Giang). Trên cơ sở những mô hình ban đầu, căn cứ vào nguy cơ, rủi ro của loại hình thiên tai này cũng như nguồn lực của Trung ương và các địa phương để từng bước nhân rộng quy mô, số lượng các thiết bị cảnh báo sạt lở đất có thông tin cảnh báo sớm.
Đến nay, chủ trương về việc triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm cảnh báo sớm sạt lở đất đã có và đang bước đầu triển khai, trước mắt là đã triển khai ở miền núi phía Bắc, từng bước nhân rộng ra các vùng khác có nguy cơ cao trên cả nước.
Mới đây, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã cùng với Bộ Khoa học Công nghệ triển khai cụm đề tài về chương trình thí điểm lắp đặt các thiết bị cảm biến cảnh báo sạt lở đất tại một số địa bàn khu vực miền núi phía Bắc (kế hoạch sẽ triển khai trong năm 2021).
Trước hết cần có đánh giá một cách tổng thể về những nguy cơ sạt lở đất đối với từng khu vực có nguy cơ cao, cả về mặt các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo; lưu lượng mưa; tình hình và quy hoạch bố trí công trình, dân cư...
Trong khi chờ các giải pháp về hạ tầng, giải pháp về công nghệ để dự báo, cảnh báo, phòng ngừa nguy cơ về sạt lở đất, việc triển khai các giải pháp phòng ngừa tại chỗ ở các địa phương là điều rất cần thiết.
Đối với khu vực có nguy cơ dự báo xảy ra mưa lớn, các địa phương cần phải bám sát dự báo, cảnh báo sớm về mưa để có giải pháp chủ động, kiên quyết di dời dân tại các điểm/khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất. Bởi mưa là chỉ số rất quan trọng tác động gây sạt lở đất hiện nay. Việc lắp đặt các trạm đo mưa tại lưu vực các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao cũng là dữ liệu hết sức cần thiết.
Dương Lâm
(CLO) Sáng 8/1, tại Hà Nội, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) tổ chức buổi gặp mặt thân mật đầu năm mới 2025.
(CLO) Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực lên Trung Quốc khi đưa CNOOC và Cosco vào danh sách đen quân sự, đe dọa lợi nhuận 5,2 tỷ USD của CNOOC.
(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng.
(CLO) Ngoại trưởng Hungary nhấn mạnh, Ukraine cần tôn trọng thỏa thuận với EU, đảm bảo dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu không gián đoạn, nhất là trong mùa đông.
(CLO) Để phục vụ nhu cầu trang trí Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhà vườn tại Hà Nội đã cho ra các sản phẩm chậu quất cảnh đẹp, độc lạ và có giá trị cao lên tới gần 100 triệu đồng.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2024 đã có 28 dự án nhà ở xã hội, tương đương 20.284 căn đã hoàn thành, tăng khoảng 46% so với năm 2023.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa đề nghị UBND tỉnh Kon Tum tạm dừng thi công, thu giữ hồ sơ xây dựng công trình Thủy điện Đăk Mi 1 tại xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) để giám định nguyên nhân sự cố.
(CLO) Trên nhiều tuyến phố ở Thủ đô, phần vỉa hè vẫn liên tục bị các hộ kinh doanh chiếm dụng để bày bán hàng hóa. Sau một thời gian cơ quan chức năng tổng kiểm tra lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội đâu lại vào đó.
(CLO) Năm 2024, nguồn thu từ đất của TP HCM đạt 25.304 tỷ đồng, tăng 8.062 tỷ đồng so với năm 2023 (17.242 tỷ đồng).
(CLO) Nhận định Bilbao vs Barca, 2h ngày 9/1 tại bán kết Siêu Cúp Tây Ban Nha; dự đoán tỉ số Bilbao vs Barca cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau thất bại tại ASEAN Cup 2024 (AFF Cup 2024), Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) đã quyết định sa thải huấn luyện viên Shin Tae-yong. Quyết định này khiến họ phải trả một khoản tiền đền bù cực lớn cho vị chiến lược gia này.
(CLO) Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn.
(CLO) Sau giai đoạn thí điểm và triển khai tại một số khu vực, Hà Nội chính thức bước vào giai đoạn 2 của Kế hoạch 121/KH-UBND, mở rộng ứng dụng công nghệ và thanh toán không tiền mặt cho dịch vụ trông giữ xe trên toàn thành phố từ tháng 1/2025.
(CLO) Ô nhiễm nghiêm trọng và nguy cơ cạn nước khiến Hà Nội phải "xin" Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án 550 tỷ đồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch.
(CLO) Ngày 7/1, tờ Washington Post thông báo sẽ sa thải khoảng 4% lực lượng lao động, tương đương dưới 100 nhân viên, nhằm cắt giảm chi phí.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ dự án thành phần 3 cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
(CLO) Để phục vụ nhu cầu trang trí Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhà vườn tại Hà Nội đã cho ra các sản phẩm chậu quất cảnh đẹp, độc lạ và có giá trị cao lên tới gần 100 triệu đồng.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa đề nghị UBND tỉnh Kon Tum tạm dừng thi công, thu giữ hồ sơ xây dựng công trình Thủy điện Đăk Mi 1 tại xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) để giám định nguyên nhân sự cố.
(CLO) Đến với huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) dịp này, chúng ta sẽ bắt gặp những vườn bưởi đang chuyển dần từ màu vàng sang màu đỏ. Nhiều năm nay, quả bưởi đỏ Luận Văn là nguồn sinh kế quan trọng, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ dân nơi đây.
(CLO) Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Hà Nội vừa phát hiện xưởng sản xuất bim bim của Công ty Đức Vinh (Hoài Đức) vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bim bim được đổ trực tiếp xuống sàn bẩn, phát hiện xác chuột chết, công nhân không được trang bị bảo hộ.
(CLO) Một tài xế xe ôm công nghệ chở khách với cước phí 25 nghìn đồng, đi lên vỉa hè hướng đường Nguyễn Phong Sắc – Xuân Thủy, đã bị xử phạt 5 triệu đồng, đồng thời trừ 2 điểm vào giấy phép lái xe.
(CLO) Dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum được khởi công xây dựng từ năm 2009 với số vốn lên đến 1.300 tỷ đồng. Hơn 15 năm xây dựng, dự án vẫn dở dang nên UBND tỉnh Kon Tum đã thu hồi toàn bộ đất của dự án.
(CLO) Ngày 7/1, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bao gói sẵn có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu, gồm xúc xích, kẹo và các sản phẩm từ thịt động vật.
(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện những gốc, cành đào rừng được đưa về từ Sơn La, Mộc Châu, Sa Pa,... phục vụ người dân Thủ đô chơi Tết Nguyên đán.
(CLO) Tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại 3 địa điểm gồm huyện Phước Long, thị xã Giá Rai và TP Bạc Liêu.
(CLO) Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính, khi TP. Huế trực thuộc Trung ương nếu chưa hết thời hạn thì vẫn được tiếp tục sử dụng mà không cần phải cấp đổi thẻ theo quy định