Gian nan tìm kiếm vàng đen tại Việt Nam

Thứ năm, 21/03/2019 14:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) 50 năm qua, đã có cả trăm công ty dầu khí quốc tế vào Việt Nam hợp tác tìm dầu khí. Ấy vậy nhưng hiện tại trụ được chỉ khoảng ngót nghét chục nhà đầu tư, còn lại hàng loạt các "ông lớn" dầu khí thế giới đã “bỏ cuộc chơi”, chấp nhận mất vốn tại Việt Nam.

Đáng buồn nhất cho nhà đầu tư và cho cả nước chủ nhà là Việt Nam khi các mỏ đang khai thác thương mại thì đùng một cái giá dầu trên thị trường giảm sâu như 3 năm gần đây

Đáng buồn nhất cho nhà đầu tư và cho cả nước chủ nhà là Việt Nam khi các mỏ đang khai thác thương mại thì đùng một cái giá dầu trên thị trường giảm sâu như 3 năm gần đây

Tính từ khi Chính phủ Việt Nam ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đầu tiên với nhà thầu AGIP (Italy) vào năm 1978, cho đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã thay mặt Chính phủ ký kết hàng trăm hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa nước ta với tổng lượng tiền các nhà đầu tư lên tới hàng chục tỉ USD.

Đến ngày 26/6/1986, Việt Nam đã đón tấn dầu đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất Việt Nam nằm ở bể Cửu Long do Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) điều hành, đánh dấu cột mốc quan trọng đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Cần phải nói thêm rằng do chất lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ được đánh giá là một trong những loại dầu thô tốt nhất thế giới và tất nhiên cũng có giá mua cao nhất trên thế giới nên vào những năm cuối của thập kỷ 90 đã có một làn sóng ồ ạt các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới đã đổ vào đầu tư tìm kiếm dầu tại Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn BP - Vương quốc Anh, Total - Pháp, Shell - Hà Lan…

Hầu hết các công ty này khi vào tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam đều tìm ra các cấu tạo hoặc những mỏ có dầu khí nhưng để đi đến khai thác là cả một câu chuyện khác. Vào thời điểm những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam chỉ có một số lượng ít ỏi tài liệu về dầu khí; hầu hết các kết quả thăm dò bước đầu này là tài liệu của Pháp và Mỹ để lại sau chiến tranh. Sau này với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, phải mất gần 11 năm liên tục mới tìm ra được mỏ dầu Bạch Hổ và khai thác được tấn dầu thương mại đầu tiên vào năm 1986.

Bởi vậy, việc các công ty tìm kiếm thăm dò dầu khí nước ngoài phải đổ tiền vào làm thu nổ địa chấn dưới hàng trăm mét nước biển, rồi tiếp tục thực hiện công tác giải mã những vệt loằng ngoằng đó (minh giải địa chấn) thành tài liệu để đi tìm các mỏ dầu khí là một công việc cực kỳ mất nhiều thời gian. Bởi nếu làm một bài toán đơn giản mỗi một lô thăm dò dầu khí của Việt Nam vào khoảng hơn chục ngàn km vuông. Riêng chuyện chạy tàu để thu nổ địa chấn hết một lô cũng mất vài năm trời.

Sau đó các chuyên gia minh giải địa chấn vào cuộc, đọc hàng tấn tài liệu, thu thập vào máy tính lựa chọn ra những cấu tạo có khả năng là mỏ dầu. Tiếp đến là các chuyên gia thăm dò sẽ vào cuộc cùng các chuyên gia địa chất lựa chọn để khoan những mũi khoan tìm vỉa. Tính giá trung bình mỗi mũi khoan thăm dò vào khoảng 20 triệu USD. Bởi vậy chỉ cần vài ba mũi khoan “trượt” thì chuyện cả trăm triệu USD sẽ “đổ sông đổ biển” theo đúng nghĩa đen.

Việc tìm ra mỏ dầu trên biển khơi mênh mông đã khó nhưng còn nan giải hơn nữa khi đã tìm ra mỏ dầu khí rồi nhưng đến giai đoạn tiếp theo là dự đoán trữ lượng thì rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ giấc mơ kiếm vàng đen tại Việt Nam khi hầu hết các mỏ dầu khí tại Việt Nam đều “bị” xác định là mỏ có trữ lượng nhỏ, không có khả năng thu lợi cho nhà đầu tư.

Đáng buồn nhất cho nhà đầu tư và cho cả nước chủ nhà là Việt Nam khi các mỏ đang khai thác thương mại thì giá dầu trên thị trường giảm sâu như 3 năm gần đây. Với giá dầu khoảng 50-60 USD/thùng thì dầu khai thác lên ngay lập tức bị thu các loại thuế, phí thì nhà đầu tư chỉ có lỗ vốn.

Gần đây nhất là câu chuyện về mỏ Sông Đốc cách mũi Cà Mau khoảng 205 km về phía tây nam. Mỏ được đưa vào khai thác từ ngày 24/11/2008 và được vận hành bởi Công ty Điều hành chung Trường Sơn (TS JOC). Với sự tham gia của các bên nhà thầu gồm Talisman (Canada) 30% và Petronas Carigali Overseas (Malayxia). Sau 5 năm vận hành và khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, TS JOC đã dừng dự án và bàn giao lại mỏ Sông Đốc cho Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2013.

Giàn khoan Tam Đảo 05 - Biểu tượng của Khoa học kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Giàn khoan Tam Đảo 05 - Biểu tượng của Khoa học kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, chỉ có khoảng chục công ty, tập đoàn lớn còn trụ lại ở khâu đầu (thăm dò - khai thác dầu khí) như Chevron (Mỹ), KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman và Repsol (Tây Ban Nha), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Các công ty này phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Việt Nam để thực hiện các hợp đồng dầu mỏ.

Đặc biệt, Việt Nam còn ký kết hợp tác với Liên bang Nga để thành lập các công ty liên doanh với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu mỏ tại Nga và Việt Nam. Với các hoạt động hợp tác này, 38 mỏ dầu khí trong tổng số hơn 100 phát hiện dầu khí đã được đưa vào khai thác.

Có thể khẳng định rằng nghề tìm kiếm và khai thác dầu khí là một ngành nghề đặc biệt khó khăn và đầy rủi ro, bởi vậy cần xã hội có cái nhìn công tâm về ngành Dầu khí cũng như những người lao động dầu khí chân chính đang ngày đêm bám biển đem về nguồn tài nguyên quý giá để xây dựng đất nước.

Hà Vân 

Tin khác

Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

(CLO) Giá vàng SJC tăng lập đỉnh mới 86,5 triệu đồng/lượng (bán ra) trong bối cảnh giá vàng thế giới lên mốc 2.325 USD/ounce. Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, trong tháng 3, các ngân hàng trung ương mua ròng 16 tấn vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

(CLO) Tờ Wall Street Journal đưa tin một nhóm trái chủ nước ngoài đã thực hiện các bước để buộc Ukraine bắt đầu trả nợ ngay trong năm tới. Nếu thành công, Kiev có thể tiêu tốn 500 triệu USD mỗi năm chỉ tính riêng tiền lãi.

Thị trường - Doanh nghiệp
TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

(CLO) Theo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn này và các đơn vị thành viên đều đạt và vượt kế hoạch điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

(CLO) Vào lúc 13h30 ngày 6/5, đã xảy ra trận mưa giông lớn dẫn đến lũ quét tại khu vực phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là khu vực gần vị trí 28 của dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch – Quỳnh Lưu đang triển khai thi công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

(CLO) Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự định thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các chính sách mà bà cho rằng gây ra mối đe dọa phi công nghiệp hóa trong khối.

Thị trường - Doanh nghiệp