(CLO) Nhu cầu kích thích kinh tế sau chính sách Zero Covid đang cản trở nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon.
Hiểm hoạ của việc chuyển dịch quá nhanh khỏi điện than
Vào cuối năm 2021, chính quyền tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc đã phạt một trong những công ty than lớn nhất Trung Quốc vì khai thác trái phép tại hơn 50 địa điểm.
Jinneng Holding Shanxi Coal Industry đã đưa ra các giới hạn sản xuất nghiêm ngặt sau một loạt các vụ tai nạn khai thác trên khắp đất nước. Trong một tháng, Jinneng đã đào thêm 400% than tại một mỏ so với mức cho phép.
Nhưng số tiền phạt không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Jinneng. Tập đoàn đã sản xuất 380 triệu tấn than vào năm 2021, trở thành nhà sản xuất than lớn thứ hai ở Trung Quốc. Và sự chỉ trích của công chúng từ các cơ quan quản lý an toàn của tỉnh Sơn Tây đã không ngăn được chính quyền tỉnh này bật đèn xanh cho Jinneng để tăng cường sản xuất than.
Tuy nhiên, Jinneng không chỉ khai thác than. Tập đoàn này cũng đốt than để tạo ra điện và có kế hoạch xây dựng 5 nhà máy điện than mới với tổng công suất 10GW trong Kế hoạch 5 năm 2021-2025, theo nghiên cứu của nhà cung cấp dữ liệu Global Energy Monitor. Mức tăng sản lượng này lớn hơn toàn bộ công suất điện than hiện có ở Anh.
Yu Aiqun, nhà nghiên cứu cấp cao tập trung vào ngành công nghiệp than của Trung Quốc tại GEM, cho biết việc Jinneng có hành động mâu thuẫn với chính quyền Sơn Tây cho thấy “các cơ quan Chính phủ có những chương trình nghị sự khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau”.
Nói rộng hơn, nỗ lực khử cacbon của Trung Quốc đã gặp phải rào cản sau khi sự cân bằng mong manh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bắt đầu nghiêng về phía hỗ trợ cơ sở hạ tầng chạy bằng điện than, sau khi nước này đóng cửa vì Covid-19.
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất đang vật lộn để cân bằng giữa an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Quốc, do quy mô công nghiệp khổng lồ của nước này và sự phụ thuộc nhiều vào than đá.
Các mục tiêu phát thải của Bắc Kinh đã khiến các quan chức địa phương cắt giảm sản xuất nhiệt điện than. Tuy nhiên, sau đó, vào mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện khi sự phục hồi kinh tế từ giai đoạn đầu của đại dịch và thời tiết oi bức đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện. Trong khi đó, trần giá điện đồng nghĩa với việc chi phí than và các nguyên liệu đầu vào khác tăng lên không làm giảm nhu cầu đó.
Cuộc khủng hoảng năng lượng khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thức sâu sắc những nguy cơ của việc dịch chuyển quá nhanh khỏi nguồn than đáng tin cậy nhưng gây ô nhiễm, vốn vẫn chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điện của Trung Quốc.
Thêm nữa, việc đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 đã làm trầm trọng thêm tình hình. Sau sự bùng phát của biến thể Omicron vào tháng 3, các đợt giãn cách đã gây ra sự tàn phá đối với cơ sở công nghiệp của đất nước, khiến các nhà hoạch định chính sách phải dùng đến chiêu thức cũ là kích thích cơ sở hạ tầng.
“Ngủ đông” trong nỗ lực bảo vệ môi trường để bảo vệ nền kinh tế
Li Shuo, quan chức cấp cao về chính sách năng lượng và khí hậu tại Greenpeace Đông Á cho biết: “Cuộc khủng hoảng Covid đã khiến các công ty và Chính phủ phân tâm khỏi chương trình nghị sự về khí hậu”. Li nói rằng Trung Quốc hiện đang “bước vào thời kỳ ngủ đông về chính trị khí hậu” khi các quan chức bật đèn xanh cho các dự án cơ sở hạ tầng có nhiều khí thải carbon để thúc đẩy tăng trưởng.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã phê duyệt các nhà máy nhiệt điện than mới trị giá 7,3GW, gấp đôi con số của cả năm 2021, theo nghiên cứu của GEM.
Việc xây dựng các nhà máy than mới sẽ được mở rộng sau khi Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc, công bố kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các nhà máy phát điện chạy bằng than và tăng sản lượng điện vào tháng 5.
Khi sự chú ý của Bắc Kinh chuyển từ giảm khí thải sang an ninh năng lượng, hy vọng đã mở ra cho các dự án than mới. Yu nói: “Ngành công nghiệp than đang chờ đợi cơ hội để tăng cường sản xuất và khai thác than”. Bà giải thích rằng những người khổng lồ về nhiên liệu hóa thạch sẽ mua đất, tiến hành các nghiên cứu khả thi và lập bản thiết kế xây dựng để chuẩn bị cho các chính sách được nới lỏng.
Yu cho biết các nhà sản xuất than cảm thấy cần tăng sản lượng trước năm 2025, đúng vào thời điểm ông Tập trước đó đã cam kết giảm sản lượng than. Bà nói: “Trước khi cánh cổng đóng cửa, ngành công nghiệp này đang xúc tiến các dự án than đá càng nhiều càng tốt.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới gấp đôi con số của cả năm 2021. (Nguồn: mining.com)
Đối với người dân địa phương ở các thị trấn khai thác than, sức hấp dẫn của việc kiếm tiền từ tài sản gây ô nhiễm này rất mạnh mẽ. Yu, người đến từ một thị trấn khai thác ở tỉnh Liêu Ninh, nói: “Khi mọi người đào than từ lòng đất lên, giống như họ đang đào tiền lên vậy. Điều này rất hấp dẫn đối với mọi người”.
Tuy nhiên, trong khi động lực quay trở lại với nhiên liệu hóa thạch, các chuyên gia môi trường tin rằng vẫn có cơ sở để lạc quan vì Bắc Kinh dường như đang đặt nền móng cho một hệ thống thương mại sẽ buộc các công ty phải cắt giảm lượng khí thải.
Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã giới thiệu một kế hoạch mua bán khí thải, ban đầu chỉ bao gồm lĩnh vực phát điện và các trạm phát điện phục vụ các nhà máy công nghiệp. Các chuyên gia cho rằng giá tín dụng carbon của Trung Quốc là 8,9 USD/tấn là quá thấp để thúc đẩy các công ty hạn chế phát thải. Ngược lại, tín dụng carbon của châu Âu giao dịch ở mức 85,5 USD/tấn.
Tuy nhiên, Huw Slater, một chuyên gia về định giá carbon tại công ty tư vấn ICF, lập luận: “Quá trình đếm lượng khí thải có những lợi ích của nó. Các công ty buộc phải xem khí thải như một chi phí tiềm năng trong tương lai. Việc phát điện không hiệu quả hiện nay giống như một chi phí tiềm ẩn, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của công ty”.
Slater chỉ ra rằng các chương trình kinh doanh carbon của Châu Âu và California cũng bắt đầu triển khai trong thực tế với mức giá thấp. Ông cũng nói rằng việc chính quyền loại bỏ các công ty khai báo sai về lượng khí thải là một “dấu hiệu tốt” mà Bắc Kinh đang nghiêm túc trong việc xây dựng một thị trường carbon hợp pháp.
Hồi tháng 3, Bộ Môi trường Trung Quốc đã chỉ trích 4 công ty vì làm sai lệch hoặc bóp méo dữ liệu carbon, như một phần trong nỗ lực cải thiện chất lượng dữ liệu.
Các nhà phân tích khí hậu cho rằng cuối cùng thì chỉ có chính quyền trung ương mới có thể thúc giục những công ty gây ô nhiễm hạn chế phát thải. Yu nói: “Áp lực duy nhất có thể làm được là từ trên xuống”.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.