Sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4, tín dụng đen "mọc như nấm sau mưa"

Thứ năm, 02/12/2021 11:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, sau đợt bùng phát thứ 4, tín dụng đen có xu hướng nở rộ, là do người dân cần vay vốn để sinh hoạt, hoặc tái sản xuất kinh doanh.

Tín dụng đen “nở rộ” trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm lãi phí, cho nhiều nhóm đối tượng vay với lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đang bị chịu thiệt hại do đại dịch COVID-19.

sau dot bung phat dich lan thu 4 tin dung den moc nhu nam sau mua hinh 1

Tín dụng đen “nở rộ” trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Theo báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), tính đến ngày 19/11, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 9,52% so với cuối năm 2020. Cùng với các tổ chức tài chính, các công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Đến 30/10, dư nợ đạt gần 180.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so 2020.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nhiều đối tượng, với giá trị nợ lũy kế khoảng 600.000 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất với dư nợ gần 3,81 triệu tỷ đồng, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 32.600 tỷ đồng;...

Mặc dù đã Ngân hàng Nhà nước, cùng các ngân hàng thương mại đã “mạnh tay” hỗ trợ nhiều nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thế nhưng vẫn không thể ngăn cản được sự phát triển của tín dụng đen.

Tại sự Hội thảo “Nhận diện tín dụng đen dưới góc nhìn pháp luật”, diễn ra trực tuyến vào sáng nay (2/12), ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có thể thấy tội phạm tín dụng đen những năm vừa qua ngày càng biến tướng, gây ra nhiều hệ lụy. 

Đặc biệt, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn, mất việc làm và không có tiền chi tiêu, tội phạm "tín dụng đen" đã lợi dụng tình cảnh này để mở rộng “bẫy” vay nợ thông qua nhiều hình thức, phương thức và thủ đoạn mới tinh vi hơn, hướng đến nhóm đối tượng yếu thế như người lao động nghèo, người dân tộc vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với thông tin... 

Đồng thời, tội phạm tín dụng đen đã sử dụng nhiều cách thức xử lý, đòi nợ phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây bức xúc trong xã hội.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 85 văn bản, quy phạm pháp luật để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp, thế nhưng, tín dụng đen vẫn phát triển len lỏi vào đời sống, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích: Mặc dù các tổ chức tín dụng đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tuy nhiên một số bộ phận người dân còn tìm đến vay tiền từ “tín dụng đen” do để phục vụ nhu cầu vay vốn không hợp pháp.

Đơn cử như cờ bạc, ma tuý, kinh doanh phi pháp,... hoặc do thói quen tiêu dùng, tâm lý e ngại tiếp xúc với ngân hàng.

sau dot bung phat dich lan thu 4 tin dung den moc nhu nam sau mua hinh 2

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ông Tú thừa nhận, sau đợt bùng phát thứ 4, tín dụng đen có xu hướng nở rộ, là do người dân cần vay vốn để sinh hoạt, hoặc tái sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn từ hệ thống ngân hàng, nên họ tìm tới tín dụng đen là điều tương đối dễ hiểu.

“Đa phần người tìm đến tín dụng đen đều tập trung ở nhóm người có thu nhập thấp, như công nhân, người lao động thời vụ, kinh doanh nhỏ lẻ, lao động bị mất việc làm”, ông Đào Minh Tú nói.

Ông Tú nhấn mạnh, hiện nay, nhóm tội phạm liên quan tới tín dụng đen đang chuyển hướng sang sử dụng công nghệ cao để hoạt động, do đó, quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cho vay nặng lãi trên không gian mạng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

6 giải pháp nhằm ngăn chặn tín dụng đen

Trong khi đó, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, ước tính quy mô tín dụng phi chính thức tại Việt Nam hiện nay tương đương khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế.

Trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 600-800 ngàn tỷ đồng.

Đây không phải con số lớn, thế nhưng, ông Lực cho rằng hệ lụy xã hội thì rất lớn, rất phức tạp và cần lưu tâm xử lý. Do đó, vị chuyên gia này kiến nghị 5 giải pháp nhằm ngăn chặn tín dụng đen

Thứ nhất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, vốn chính thức cho người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Để làm được điều này, này, cần dần loại bỏ quan điểm bao cấp lãi suất, mà thay vào đó, tiến tới áp dụng cơ chế thị trường trong quan hệ tín dụng, như thế mới đảm bảo động lực cho vay đối với các tổ chức tài chính, cũng như trách nhiệm trả nợ của bên vay.

sau dot bung phat dich lan thu 4 tin dung den moc nhu nam sau mua hinh 3

Ông Cấn Văn Lực cho rằng, tín dụng đen để lại hệ lụy xã hội thì rất lớn, rất phức tạp và cần lưu tâm xử lý.

Thứ hai, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế số, tài chính số. Theo đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý với các loại hình kinh doanh mới, dựa trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực tài chính như cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng…

Thứ ba, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ tài chính – ngân hàng. Theo đó, Chính phủ sớm ban hành chương trình quốc gia về giáo dục tài chính, trong đó cần quy định giáo dục tài chính cá nhân như là môn học bắt buộc từ bậc phổ thông trung học và truyền thông hiệu quả cần được lưu tâm.

Thứ tư, hết sức chú trọng khâu thực thi cơ chế, chính sách; trong đó tập trung xóa điểm nghẽn phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính, các hiệp hội ngành nghề và dân sự, như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc…

Thứ năm, ông Lực kiến nghị triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh đối với hành vi tín dụng đen. Đồng thời, tăng cường giám sát các tiệm cầm đồ, các hình thức hụi, họ...có biểu hiện cho vay tín dụng đen.

Cuối cùng, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân, cộng đồng trong phòng, chống tín dụng đen.

Ông Lực nhấn mạnh: Người dân, doanh nghiệp cần tránh xa những quảng cáo, kêu gọi hỗ trợ vay vốn, không cần chứng minh thu nhập tại các tờ quảng cáo, tờ rơi, tin nhắn,... 

“Mỗi khi có nhu cầu tín dụng thực sự, người dân hay doanh nghiệp nên tìm kiếm các nguồn thông tin chính thức từ các tổ chức tài chính, từ các website tin cậy, tham khảo ý kiến tư vấn chính thống trước khi quyết định”, ông Cấn Văn Lực nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm