(CLO) Trong thư ngỏ của Công ty Naviland gửi khách hàng, doanh nghiệp này dự kiến quý I/2022 mới có thể tái khởi động dự án Roxana Plaza.
Người dân kéo đi phản đối, Naviland tiếp tục dời “hẹn” giao nhà
Ngày 30/10 vừa qua, hàng trăm người đã đóng tiền mua căn hộ Roxana Plaza cho Công ty Cổ phần Naviland (Công ty Naviland) đã cùng nhau tập trung tại dự án căng băng rôn yêu cầu cầu chủ đầu tư và Công ty Naviland ra gặp mặt để đối thoại.
Điều này xuất phát từ việc trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, người mua nhà phát hiện Công ty Naviland có hành vi dời văn phòng tại dự án đi nơi khác, khách hàng không thể liên lạc với chủ đầu tư lẫn Công ty Naviland, có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Người mua căn hộ dự án Roxana Plaza đội nắng căng băng rôn tại dự án để yêu cầu chủ đầu tư ra đối thoại. Ảnh: Trường Nguyên.
Lực lượng chức năng địa phương được huy động đến giữ gìn trật tự và mời đại diện nhóm khách hàng đến trụ sở phường Vĩnh Phú làm việc. Tuy nhiên trong buổi làm việc này không có đại diện của Công ty TNHH xây dựng dịch vụ thương mại bất động sản Tường Phong (Công ty Tường Phong) lẫn Công ty Naviland.
Đến hôm nay, ngày 5/11, một bức “Thư ngỏ” do ông Hoàng Tùng - Tổng giấm đốc Công ty Naviland ký và có đóng dấu của doanh nghiệp này gửi khách hàng mua căn hộ thông tin về tình hình thực hiện dự án Roxana Plaza (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Trong đó, ông Tùng cho rằng hiện nay, Công ty Naviland đang tích cực làm việc với chủ đầu tư - là Công ty Tường Phong phối hợp xử lý các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công tại dự án.
Công ty Naviland cho rằng, tiến độ bàn giao căn hộ của dự án theo thỏa thuận là tháng 6/2021, tuy nhiên do dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành nên dự án phải ngừng thi công.
Ngay sau khi giảm mức độ giãn cách xã hội, công ty này đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ thi công tại dự án nhưng gặp nhiều khó khăn như thiếu công nhân, nguyên vật liệu, trang thiết bị, nội thất cùng khó khăn trong việc vận chuyển lưu thông.
Doanh nghiệp này dự kiến nếu điều kiện thuận lợi, dự án sẽ mắt 60 ngày để thu gọn, tái lập mặt bằng thi công, cộng với thời gian thi công chính thức dự kiến 10 tháng, sau đó cần cần thêm 90 ngày để hoàn thiện tất cả các thủ tục liên quan đến việc nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
“Thời gian chính thức khởi động thi công lại dự án chúng tôi dự kiến vào đầu Quý 1 năm 2022 và thời gian bàn giao căn hộ dự kiến Quý IV năm 2022”, thư ngỏ này ghi rõ.
Như vậy, thời hạn bàn giao nhà theo cam kết là ngày 31/12/2020, chủ đầu tư trễ hẹn. Đến cuối tháng 5/2021, Naviland thông báo dời thời hạn bàn giao nhà từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2022. Và nay, với thư ngỏ này thì thời hạn bàn giao tiếp tục được “hẹn” đến Qúy IV/2022.
Naviland chưa phải chủ đầu tư dự án Roxana Plaza
Dự án Roxana Plaza cho Công ty Tường Phong là chủ đầu tư, tuy nhiên Naviland lại là doanh nghiệp đứng ra làm hợp đồng mua bán và thu tiền của khách hàng mua căn hộ dự án này. Thời gian giao nhà cam kết trong hợp đồng là cuối năm 2020 nhưng sau đó liên tục bị dời, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thiện.
Thư ngỏ của Công ty Naviland dự kiến khởi động lại dự án vào quý I/2022 và dời hạn bàn giao nhà đến quý IV/2022 thay vì tháng 3/2022 như trước đó. Ảnh: Trường Nguyên.
Cộng với việc “nhập nhèm” giữa Công ty Tường Phong và Công ty Naviland về việc doanh nghiệp nào mới là chủ đầu tư có thể ảnh hưởng quyền lợi người mua căn hộ nên nhóm khách hàng đã gửi đơn cầu cứu lên UBND tỉnh Bình Dương.
Sau đó, UBND tỉnh Bình Dương văn bản 3291/UBND-KT gửi Sở Xây dựng, giao Sở này chủ trì, phối hợp cùng UBND TP Thuận An và các cơ quan liên quan kiểm tra nội dung kiến nghị của công dân. Trường hợp phát hiện sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền quy định và thông báo kết quả cho người dân.
Trong đó, khách hàng dự án kêu cứu rằng Công ty Naviland Công ty Naviland không phải là chủ đầu tư nhưng lại ký Hợp đồng mua, bán căn hộ chung cư và thu tiền của khách hàng khi dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn; Công ty Tường Phong làm chủ đầu tư dự án đã vi phạm về việc chuyển nhượng dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; Chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ theo Hợp đồng đã ký.
Đến ngày 20/7, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương có văn bản số 2428/SXD-TTrXD trả lời đơn kêu cứu của công dân mua căn hộ chung cư của dự án Roxana Plaza.
Sở Xây dựng cho rằng, do nội dung đơn có nhiều vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng không đúng đối tượng, tình tiết phức tạp, nên Sở Xây dựng đã có báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo cơ quan công an làm rõ việc chuyển nhượng căn hộ không đúng đối tượng của Công ty Cổ phần Naviland.
Về việc chuyển nhượng dự án Roxana Plaza, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 2344/SXD-QLN ngày 9/7 về việc tạm ngưng hồ sơ chuyển nhượng dự án Roxana Plaza, đồng gửi Công ty Tường Phong và Công ty Naviland với lý do trong quá trình giải quyết hồ sơ chuyển nhượng dự án, Sở nhận được nhiều đơn kiến nghị của công dân liên quan đến việc kinh doanh sản phẩm căn hộ tại dự án này.
Do đó, hiện nay Công ty Naviland chưa là chủ đầu tư dự án Roxana Plaza. Trường hợp các hộ dân có tranh chấp Hợp đồng mua bán căn hộ giữa 2 bên, đề nghị các hộ dân có thể khiếu kiện tại Tòa án để được giải quyết theo Luật Dân sự năm 2015.
"Đọc xong thư ngỏ, chúng tôi càng bức xúc thêm"
Anh Nguyễn Thanh Sơn - đại diện nhóm khách hàng cho biết, sau buổi tập trung phản đối trên, phía Công ty Naviland đã mở một số điện thoại “hotline” để liên lạc và sau đó là doanh nghiệp này gửi “Thư ngỏ” do ông Hoàng Tùng ký như nêu trên cho nhóm người mua căn hộ.
Khách hàng cho rằng việc Naviland nói khó khăn vì dịch và dời thời hạn thi công lại dự án là không hợp lý. Ảnh: Trường Nguyên.
“Đọc xong thư ngỏ, chúng tôi càng bức xúc thêm vì thời hạn giao nhà tiếp tục bị dời từ tháng 3/2022 đến quý IV/2022”, anh Sơn nói.
Hơn nữa, theo cư dân, hiện nay các tỉnh thành như Bình Dương và TPHCM đã gỡ bỏ giãn cách, các công trình xây dựng cũng đã hoạt động trở lại nên việc Công ty Naviland thông báo đến quý I/2022 mới triển khai dự án trở lại, để kéo dài thời gian giao nhà là không hợp lý.
Hiện cư dân đang liên hệ qua số điện thoại “hotline” vừa được cung cấp để yêu cầu Công ty Naviland công khai quá trình chuyển nhượng dự án giữa doanh nghiệp này và Công ty Tường Phong cũng như giải thích việc dời văn phòng khỏi dự án, không tiếp khách hàng.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.