(CLO) Theo các bác sĩ, cao điểm có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện E (Hà Nội) khám cho gần 40 người bệnh, thì chiến tới hơn một nửa người bệnh mắc cúm.
Ngày 17/2, Bệnh viện E (Hà Nội) đã thông tin về nhiều trường hợp mắc cúm nhận viện điều trị gia tăng từ sau Tết Nguyên đán.
Theo đó, trong bối cảnh bệnh cúm mùa đang có diễn biến phức tạp và số ca mắc ngày càng gia tăng, Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Cúm mùa đang diễn biến phức tạp, mọi người lưu ý cách phòng bệnh (ảnh nguồn Bệnh viện E).
Việc tiêm phòng vắc-xin, duy trì vệ sinh cá nhân và theo dõi sức khỏe kịp thời là những giải pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh N.T.T (nữ, 73 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, ho có đờm, đau họng và mệt mỏi. Trước đó 4 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng cúm nhưng tự ý mua thuốc uống thay vì đi khám.
Khi tình trạng diễn biến nặng hơn người bệnh mới đến Bệnh viện E thăm khám và được chẩn đoán mắc cúm A bội nhiễm. Tại bệnh viện, người bệnh được điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.
Không chỉ người cao tuổi hay người có bệnh nền, cúm còn có thể gây biến chứng nguy hiểm ở người trẻ khỏe mạnh. Trường hợp của người bệnh N.N.P (nữ, 30 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Trước khi nhập viện 4 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người.
Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu trong 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng còn sốt cao và mệt mỏi khiến người bệnh phải đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E.
Tại đây, người bệnh được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải.
Trường hợp này cho thấy ngay cả người trẻ có tiền sử khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt khi bệnh diễn biến kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường. Hai trường hợp trên chỉ là một trong số nhiều ca mắc cúm đang được điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E.
Bác sĩ Đinh Thị Bích Thục - khoa Bệnh nhiệt đới cho biết, thống kê từ tháng 1/2025, khoa Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 250 ca bệnh cúm các loại.
Tuy nhiên, thời gian từ sau Tết Nguyên đán 2025, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm mỗi ngày.
Cao điểm có ngày bác sĩ của khoa Bệnh Nhiệt đới khám cho gần 40 người bệnh, thì chiến tới hơn một nửa người bệnh mắc cúm. Đáng chú ý, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp…) mà ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan.
Hiện tại khoa Bệnh Nhiệt đới đang tiếp nhận và điều trị nội trú cho hơn 20 người bệnh mắc cúm các loại. Bác sĩ Thục nhấn mạnh, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Mặc dù nhiều trường hợp cúm có thể tự hồi phục, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí đe dọa tính mạng ở những trường hợp nặng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, số ca mắc cúm tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025 nhưng chưa có đột biến so với các năm trước.
Các chủng virus cúm phổ biến gồm: cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Hiện nay, thời tiết mùa đông - xuân với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Đồng thời, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh…
Các bác sĩ cảnh báo, những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; Trẻ em dưới 5 tuổi; Người trên 65 tuổi; Người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; Người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế.
Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bệnh viện E khuyến cáo người dân cần: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;
Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
(CLO) Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.
(CLO) Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là một bước đi quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh, giảm tác động tiêu cực đến môi trường
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) BYD nhận hơn 4.700 khiếu nại chỉ trong một tuần sau khi công bố tính năng lái thông minh miễn phí, châm ngòi tranh cãi gay gắt với người tiêu dùng.
(CLO) Lầu Năm Góc hôm thứ Tư cho biết họ đang chỉ đạo các lãnh đạo quân đội đề xuất danh sách cắt giảm ngân sách khoảng 50 tỷ USD trong tài khóa 2026 để tái phân bổ vào các ưu tiên quốc phòng của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao 19.389,8 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Thụy Hòa 3, xã Hà Hồi.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2025. Nghị định được ban hành sẽ góp phần tiếp tục hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân tập trung vốn vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự tại đoàn đại biểu Quốc hội tại một số địa phương.
(CLO) Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trước ngày 31/12/2025, dự án đường trục phía Nam Thủ đô phải hoàn thành và đưa vào khai thác sau 17 năm triển khai xây dựng.
(CLO) Nhiều quy định mới trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Công Thương giải thích rõ. Trong đó, có những mục tiêu và nguyên tắc điều hành được "cải cách" để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích các bên.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành kết luận số 42, chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án trị giá hơn 37 tỷ đồng này do Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp) làm chủ đầu tư.
(NB&CL) Từ ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 - một trong những sự kiện đa phương lớn nhất do Việt Nam chủ trì tổ chức trong năm 2025. Diễn đàn được tổ chức vào thời điểm đặc biệt: Kỷ niệm 80 năm thành lập nước Việt Nam hiện đại, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN…
(CLO) Mới đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đề xuất xây dựng thêm 5 cầu vượt tại 5 nút giao có lưu lượng phương tiện lớn nhằm xử lý tình trạng ùn tắc. Giải pháp này cũng tăng khả năng kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố.
(CLO) Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực nhưng thị trường BĐS năm 2025 vẫn được dự báo chưa thể có sự đột phá, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ sớm.
(NB&CL) Với việc cho ra mắt tác phẩm mới nhất - trường ca “Lò mổ” - có sự kết hợp giữa văn chương và nhiều loại hình nghệ thuật khác, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tiếp tục khẳng định hành trình tìm tòi, đổi mới thi ca của mình.
(CLO) Để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh, người bệnh đã sử dụng một loại bột lá để ngâm chân với hiệu quả được quảng cáo có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng chỉ sau vài lần ngâm vùng da cẳng chân và bàn chân xuất hiện nhiều bọng nước phỏng rộp, ngứa dữ dội và đau rát.
(CLO) Nhiễm não mô cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ tiến triển và có thể cướp đi sinh mạng con người trong vòng chưa đầy một ngày (24h) kể từ khi khởi phát. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề.
(CLO) Ngày 15/2, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là một trong hai đảng bộ cơ sở được chọn tổ chức đại hội điểm của huyện Tuyên Hóa.
(CLO) Ngày 15/02, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã tổ chức thành công Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ III, đánh dấu kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025), 03 năm Ngày thành lập Bệnh viện (16/02/2022 - 16/02/2025).
(CLO) Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp có nhiều bệnh nhân nhập viện vì mắc cúm diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.
(CLO) Ban Chỉ đạo Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch số 359/KH-BCĐ về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh năm 2025.