Saudi Arabia, Nga căng thẳng vì kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu

Thứ hai, 29/05/2023 05:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga đang gia tăng khi Moscow tiếp tục bơm một lượng lớn dầu thô rẻ vào thị trường, trong khi Riyadh đang nỗ lực làm tăng giá năng lượng, WSJ trích dẫn.

Saudi Arabia, nhà lãnh đạo trên thực tế của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, bày tỏ tăng thẳng với Nga vì đã không tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm sản lượng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, nguồn tin cho biết.

Bên cạnh đó, các quan chức của quốc gia vùng Vịnh phàn nàn với các quan chức cấp cao của Nga và yêu cầu họ tôn trọng các thỏa thuận đã đặt ra.

saudi arabia nga cang thang vi ke hoach cat giam san luong dau hinh 1

Ả Rập Saudi và Nga là đồng minh trong nỗ lực rộng rãi của các nhà sản xuất dầu nhằm hỗ trợ giá năng lượng. Ảnh: WSJ.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã đưa ra cảnh báo cho các nhà đầu cơ dầu mỏ, báo hiệu cho thị trường rằng việc cắt giảm sản lượng tiếp theo đang được cân nhắc trong bối cảnh lo ngại về sự gia tăng mới nhất ở các vị thế ngắn và việc Nga không đáp ứng được việc cắt giảm tự nguyện như đã hứa.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết giá dầu đang tiến gần đến mức “hợp lý về mặt kinh tế”, cho thấy có thể không cần thay đổi ngay lập tức chính sách sản xuất của xứ bạch dương.

Vào đầu tháng 4, cuộc họp của OPEC+ diễn ra sau khi Saudi Arabia, Nga và các thành viên OPEC+ khác đồng ý giảm sản lượng trong một động thái được cho là sẽ hỗ trợ giá dầu. Vào thời điểm đó, Moscow cho biết họ sẽ gia hạn các biện pháp kiềm chế đơn phương có hiệu lực từ tháng 3 đến cuối năm nay.

Giờ đây, dữ liệu mới nhất hiện có cho thấy Nga tiếp tục bơm một lượng lớn dầu vào thị trường, điều này đã giúp tối đa hóa thu nhập cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này. Tuy nhiên, lại làm tăng thêm thặng dư toàn cầu, các quan chức và thương nhân trong ngành cho biết.

Hiện giá dầu giảm khoảng 10% so với đầu tháng 4 bất chấp sự can thiệp của Saudi Arabia. Thứ Sáu tuần trước, hợp đồng dầu quốc tế Brent tăng 0,9% lên 76,95 USD/thùng.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Saudi Arabia có thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào có thể ảnh hưởng đến liên minh năng lượng với Nga hay không.

Bất đồng quan điểm giữa Riyadh và Moscow không phải là điều mới mẻ đối với OPEC+. Vào tháng 3/2020, giá dầu từng lao dốc sau khi quốc gia vùng Vịnh và Nga không thống nhất được kế hoạch khẩn cấp để giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung. Sau bất đồng, Saudi Arabia lao vào cuộc chiến giá cả nhằm giành thị phần từ Nga.

Các Bộ Năng lượng của Saudi Arabia và Nga đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Hồi đầu tháng 5, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã đưa ra một tuyên bố cho biết Moscow đang tuân thủ cam kết tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày từ tháng 3 cho đến cuối năm nay.

Moscow cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu khoảng 5% sau khi Nhóm G7 áp đặt trần giá đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

Trong những tuần gần đây, Bộ Năng lượng Nga cũng đã liên hệ với các ấn phẩm thương mại để giải thích rằng họ phải trì hoãn việc đóng cửa một số giếng dầu do thời tiết đóng băng đặc biệt ở các vùng của đất nước.

Đồng thời cho biết nước này vẫn cố gắng cắt giảm 400.000 thùng mỗi ngày vào đầu tháng 5 - gần với mức mà họ đã cam kết hạn chế, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Không có yêu cầu cụ thể nào về việc Nga phải báo cáo chính xác sản lượng của mình nhưng sự khác biệt này làm tăng thêm căng thẳng trong OPEC+ về việc có nên cắt giảm sản lượng hơn nữa hay không.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga đang đẩy nhanh sự thay đổi trong dòng chảy năng lượng toàn cầu, với việc Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng tận dụng việc giảm giá dầu của Nga và các nhà cung cấp Trung Đông chuyển hướng dầu thô của họ sang châu Âu.

Vào tháng 3, Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc. Trong khi tháng trước, lần đầu tiên nhập khẩu dầu của Nga của Ấn Độ vượt quá tổng lượng dầu nhập khẩu từ quốc gia vùng Vịnh và Iraq, theo dữ liệu từ Vortexa.

Trong những tháng gần đây, các cố vấn kinh tế của quốc gia Trung Đông cảnh báo riêng với các nhà hoạch định chính sách cấp cao rằng vương quốc này cần tăng giá dầu trong 5 năm tới mới đủ sức chi hàng tỷ đôla cho các dự án cho đến nay chỉ thu hút vốn đầu tư ít ỏi từ nước ngoài.

Điệp Nguyễn (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp