(CLO) Đó là các nội dung được nêu trong báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2022 về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Theo báo cáo này, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giải pháp quản lý thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là TikTok.
Cũng từ đó nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm siết chặt quản lý các mạng xã hội như TikTok, đồng thời yêu cầu cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung để giám sát việc thu thập dữ liệu, điều hướng thông tin đến người dùng…
Một nội dung quan trọng khác cũng được Bộ TT&TT quan tâm là nghiên cứu, phát triển các công cụ tự động rà quét các hành vi vi phạm về quảng cáo xuyên biên giới.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phối hợp rà quét, xử lý các nghệ sĩ, KOLs vi phạm pháp luật sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật.
Sẽ có sự quản lý chặt chẽ hơn với Tiktok, Kols và nghệ sĩ.
Qua báo cáo cho thấy, bên cạnh việc quản lý thông tin, nhất là trên các nền tảng xuyên biên giới, cơ quan quản lý cũng duy trì tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc ở mức cao (93%). Tiếp tục tăng cường đấu tranh để khóa hoạt động các tài khoản, hội nhóm, trang, kênh nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới…
Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google (Youtube), Tiktok… gỡ bỏ các hội, nhóm có nội dung không lành mạnh, độc hại với trẻ em; Gỡ bỏ 11 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức; Ngăn chặn các kênh YouTube phản động không cho truy cập từ lãnh thổ Việt Nam…
Tính từ 1/1 đến 29/3, Facebook đã chặn, gỡ bỏ 1.096 bài viết có nội dung thông tin xấu độc; Google đã gỡ 1.670 video vi phạm trên YouTube; TikTok gỡ 323 link vi phạm, khóa 47 tài khoản, kênh thường xuyên đăng tải nội dung xấu độc…
Ngoài ra, Bộ thực hiện vận hành Cổng tingia.gov.vn tiếp nhận hơn 5.500 phản ánh. Trong đó có 1.642 tin có thể kiểm chứng; 880 tin phản ánh về tin xấu độc; 962 tin báo tin sai, tin không đúng nội dung phản ánh, không đúng thẩm quyền xử lý; 933 tin báo về lừa đảo tài chính qua mạng. Qua đó đã thực hiện công bố kịp thời nhiều tin giả, tin sai sự thật, kịp thời ngăn chặn phát tán của tin giả, tin sai sự thật.
Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn thường xuyên rà quét, phát hiện và xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin vi phạm pháp luật. Trong đó, chủ yếu là các vi phạm về tin giả, thông tin xấu độc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm các tổ chức, cá nhân, quảng cáo vi phạm pháp luật…
Trước đó vào cuối tháng 12/2022, Bộ TT&TT đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc xin ý kiến về xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó bổ sung quy định yêu cầu các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới phải định danh người dùng, cung cấp thông tin định danh người dùng cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Theo quy định này, chỉ các tài khoản đã được định danh, xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại, mới được viết bài, bình luận, sử dụng tính năng livestream. Đây được cho là một biện pháp cần thiết, giúp hạn chế tin giả và vấn đề vô trách nhiệm khi phát ngôn trên mạng xã hội.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn.
(CLO) Website giả mạo cơ quan báo chí, với thủ đoạn tinh vi như sao chép măng-sét, 'đánh cắp' nội dung, đang trở thành mối họa đe dọa trực tiếp đến uy tín báo chí và niềm tin công chúng.
(CLO) Ngày 19/3, Báo Văn Hoá phát hiện website tại địa chỉ https://vanhoadisan.com/ giả mạo Báo Văn Hoá điện tử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tờ báo.
(CLO) Hiện nay dư luận đang dậy sóng bởi những quảng cáo thổi phồng của một số người nổi tiếng trên mạng xã hội. Điều này đặt ra những yêu cầu về pháp lý để quản lý đối với việc người nổi tiếng tham gia quảng cáo, việc này không chỉ góp phần làm trong sạch thông tin trên môi trường mạng mà còn trực tiếp bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài những đóng góp tích cực, mạng xã hội cũng có nhiều mặt trái gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đặc biệt là vấn nạn tin giả, tin sai sự thật đang tác động trực tiếp đến nhiều người và dẫn tới nhiều vụ việc có hậu quả nghiêm trọng.
(CLO) Ngày 14/3, Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt một cá nhân vì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành phố, gây hoang mang dư luận.
(CLO) Mạng xã hội đang chứng kiến một cơn bão lòng tin, khi hàng loạt Tiktoker nổi tiếng, bao gồm cả những nghệ sĩ và hoa hậu được công chúng mến mộ, bị phanh phui vì hành vi quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Liệu những lời xin lỗi muộn màng và sự vào cuộc của cơ quan chức năng có thể hàn gắn vết nứt này? Hay đây chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh về quảng cáo thiếu minh bạch, rồi mọi thứ lại 'đâu vào đấy'?
(CLO) Ngày 10/3, đại diện cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã phủ nhận, khẳng định thông tin nhà ga T3 đi vào hoạt động từ ngày 5/5/2025 không phải thông tin chính thức từ đơn vị này.