Siết quản lý chương trình liên kết đào tạo trong giáo dục đại học: Phải sớm loại bỏ tình trạng “vàng thau lẫn lộn”!

Thứ năm, 24/10/2024 09:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay, nhiều chương trình đào tạo gắn mác nước ngoài nhưng tuyển sinh đầu vào lại yêu cầu thấp, thậm chí chất lượng tuyển sinh còn kém xa nhiều chương trình trong nước. Vỏ bọc là đào tạo đại học nhưng thực chất nhằm mục đích tạo nguồn cho xuất khẩu lao động, dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trong đào tạo liên kết tại bậc đại học, gây lãng phí nhiều nguồn lực xã hội.

Đua nhau mở liên kết đào tạo để hút tuyển sinh

Nắm bắt xu hướng, nhu cầu học tập trong môi trường giáo dục toàn cầu ngày một tăng nên nhiều trường đại học Việt Nam đã tiến hành liên kết đào tạo với nhiều trường đại học ở nước ngoài, đưa nhiều chương trình giảng dạy từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hơn để về giảng dạy tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có trên 400 chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài với hơn 44 cơ sở giáo dục đại học đang triển khai chương trình liên kết.

Thực tế cho thấy, việc các trường mở rộng quy mô đào tạo liên kết có sự tham gia của những trường đại học danh tiếng của Việt Nam cũng như nhiều trường đại học mới thành lập với sự đa dạng về hình thức đã tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam trong lựa chọn học tập.

Đơn cử, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực hiện 13 chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học và 6 chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc cao học và 1 chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ, hợp tác với các trường Đại học tại châu Âu (Anh, Pháp), Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc.

Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đang có các chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với các trường đến từ Cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Anh, Niu-Di-Lân, Pháp, Úc. Các chương trình liên kết đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, Cơ khí - Chế tạo máy, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Khoa học Máy tính, Hệ thống thông tin, Quản trị kinh doanh, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng.

Tại Trường Đại học Ngoại thương, trường có 11 chương trình Cử nhân Quốc tế, liên kết với gần 30 trường đại học đối tác uy tín. Trong đó, có 9 chương trình đào tạo bậc cử nhân, 2 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ.

siet quan ly chuong trinh lien ket dao tao trong giao duc dai hoc phai som loai bo tinh trang vang thau lan lon hinh 1

Liên kết với nước ngoài phải thực sự là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bên cạnh các trường có danh tiếng thì nhiều trường mới thành lập, trường đại học ở các địa phương cũng mở rộng các chương trình liên kết với bên ngoài và tổ chức tuyển sinh rầm rộ. Có thực tế, nhiều chương trình gắn mác quốc tế nhưng tuyển sinh dễ dãi, nhiều thông tin không công khai rõ nhưng kiểm định chất lượng, đội ngũ giáo viên là người nước ngoài khiến cho phụ huynh, sinh viên như bước vào một ma trận đào tạo.

Chị Nguyễn Thu Hằng ở quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, việc nhiều trường đại học mở các chương trình liên kết mặc dù học phí cao nhưng cơ hội để sinh viên ra nước ngoài học tập, lao động, công tác cũng rất lớn. Vì thế, xu hướng đào tạo liên kết là xu hướng tích cực. Tuy nhiên, với những học sinh chú trọng vào chất lượng các văn bằng thay vì cơ hội để đi xuất khẩu lao động từ các chương trình liên kết thì nên tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký theo học.

“Hiện nay, nhiều mô hình liên kết đào tạo với các đại học ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường sang khu vực này lao động. Sự ưu việt này khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn, nhất là những bạn xác định đi xuất khẩu lao động. Trong khi đó, về chất lượng đào tạo chưa thực sự yên tâm” – chị Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.

Bàn về thực trạng khó kiểm soát trong chất lượng đào tạo liên kết, nhiều người cũng lo lắng vì có quá nhiều mô hình, nhiều kiểu liên kết khác nhau trong các trường đại học. PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từng cho biết, việc cho các trường tự chủ song lại thiếu chế tài giám sát, đánh giá, xếp hạng cho các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài của Việt Nam dẫn đến một “làn sóng” các chương trình liên kết ồ ạt ra đời và được xếp chung vào một giỏ không kể chất lượng, “vàng thau lẫn lộn”.

Các chương trình này cũng chưa có danh sách trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dẫn đến việc học sinh gặp khó khăn khi tìm kiếm các thông tin chính thống, khách quan về các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài. Phụ huynh thì bối rối, không biết đâu là chương trình uy tín, có chất lượng để con em theo học. Ngoài ra, do sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng các chương trình liên kết đào tạo mà sự cạnh tranh giữa các chương trình quốc tế hiện nay khá căng thẳng.

Không thể để tình trạng bằng quốc tế, chất lượng kém xa trong nước

Bài toán quản lý các chương trình liên kết đã được đặt ra cấp thiết trong thời gian dài nhằm ngăn chặn tình trạng “học thật” nhưng bằng giả, hoặc học giả nhưng bằng thật, hoặc học thật, bằng thật nhưng chất lượng giả.

siet quan ly chuong trinh lien ket dao tao trong giao duc dai hoc phai som loai bo tinh trang vang thau lan lon hinh 2

Thực tế cho thấy, có đến 62,71% chương trình liên kết đại học nước ngoài chưa được xếp hạng, kiểm định chất lượng, tuyển sinh đầu vào ồ ạt, năng lực ngoại ngữ, kết quả học bạ và điểm thi THPT để căn cứ tuyển sinh tương đối thấp. Trước thực trạng đó, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định các trường đại học có chương trình liên kết phải có trách nhiệm công khai cho học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về cơ sở giáo dục, cụ thể là cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, phụ huynh học sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.

Bàn về những quy định mới này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, bà Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình. Theo bà, việc siết chặt các quy định trong đào tạo liên kết đại học trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết. Bởi, thực trạng chất lượng đào tạo liên kết trở thành một vấn đề được đặt ra cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh các trường đại học ngày càng quốc tế hóa trong chương trình đào tạo.

“Liên kết đào tạo trong đại học giúp cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập chương trình của các trường đại học danh tiếng, ngoài ra học sinh được hội nhập toàn cầu, có cơ hội làm việc tại nhiều quốc gia đó là điểm mạnh. Tuy nhiên, cũng có tình trạng các chương trình gắn mác quốc tế để thu tiền trong khi chất lượng kém xa các chương trình trong nước. Chúng ta cần là những chương trình có chất lượng, không phải chỉ là bằng cấp do cơ sở nước ngoài cấp” – bà Bùi Thị An nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Bùi Thị An cũng lo lắng, quy định quản lý là một chuyện nhưng vấn đề thực hiện lại cần phải tính đến. Hiện nay, các trường đại học đều bắt buộc phải công khai đề án tuyển sinh, công khai “3 công khai” nhưng nhiều trường cố tình công khai không đúng sự thật, công khai đối phó, tung hỏa mù thông tin trước mỗi mùa tuyển sinh vẫn chưa thể chấn chỉnh. “Có quy định nhưng việc các trường cố tình làm gian dối thì cần thiết phải xử lý nghiêm, tránh tình trạng tung hỏa mù thông tin” – bà Bùi Thị An chia sẻ.

Có thể thấy, giáo dục đại học đang ngày càng quốc tế hóa, đi kèm với đó là thương mại hóa. Nhiều lúc, nhiều nơi, tình trạng thương mại hóa được chú trọng hơn chất lượng đào tạo chính là thách thức của các nhà quản lý. Nếu quản lý buông lỏng thì việc liên kết quốc tế sẽ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. “Phụ huynh bỏ tiền nhiều để con theo học chương trình quốc tế nhưng kết quả học tập, chất lượng lại không bằng trong nước là một sự lãng phí” – bà Bùi Thị An lo lắng.

Qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy, siết chặt đào tạo liên kết quốc tế cần thiết phải làm nghiêm túc. Các chương trình đào tạo liên kết đã đến lúc phải kiểm soát từ khâu tuyển sinh đầu vào cho đến chất lượng đầu ra. Không thể để tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trong đào tạo liên kết ở bậc đại học.

 Trinh Phúc

Tin mới

Mexico công bố kế hoạch lương thực 'tự cung tự cấp' như thời những năm 1980

Mexico công bố kế hoạch lương thực 'tự cung tự cấp' như thời những năm 1980

(CLO) Vào ngày thứ Ba vừa qua, tân Tổng thống Claudia Sheinba của Mexico đã công bố một kế hoạch nông nghiệp, có khả năng sẽ đưa cách sản xuất và phân phối thực phẩm của đất nước giống như những năm 1980.

Thế giới 24h
Microsoft chuẩn bị ra mắt “nhân viên AI” vào tháng tới: Bước ngoặt trong cách mạng công nghệ

Microsoft chuẩn bị ra mắt “nhân viên AI” vào tháng tới: Bước ngoặt trong cách mạng công nghệ

(CLO) Microsoft đang chuẩn bị giới thiệu “nhân viên AI” vào tháng tới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Sự kiện này hứa hẹn sẽ thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành, đồng thời định hình tương lai của nhiều ngành nghề.

Sức sống số
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?

Tiêu điểm Quốc tế
Quân đội Nga chiếm giữ hai ngôi làng ở miền đông Ukraine, Kiev thừa nhận áp lực

Quân đội Nga chiếm giữ hai ngôi làng ở miền đông Ukraine, Kiev thừa nhận áp lực

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga vào thứ Tư thông báo lực lượng Nga đã chiếm được các làng Serebrianka và Mykolaivka thuộc khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine, trong bối cảnh các blog quân sự đưa tin về những bước tiến của Nga gần các thị trấn quan trọng ở tiền tuyến.

Thế giới 24h
Phim 'Cô dâu hào môn' bị quay lén trong rạp, đăng lên mạng xã hội

Phim 'Cô dâu hào môn' bị quay lén trong rạp, đăng lên mạng xã hội

(CLO) Sau khi phim công chiếu hôm 22/10, mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn video của bộ phim 18 + “Cô dâu hào môn” được ghi lại trong rạp, xoay quanh một số phân đoạn quan trọng.

Giải trí
Canada sẽ cắt giảm số lượng người nhập cư

Canada sẽ cắt giảm số lượng người nhập cư

(CLO) Canada sẽ giảm mạnh số lượng người nhập cư vào nước này, đánh dấu một thay đổi đáng kể trong chính sách nhập cư vốn đã kéo dài trong nhiều năm.

Thế giới 24h
Mỹ hoàn tất việc cho Ukraine vay 20 tỷ USD từ tài sản đóng băng của Nga

Mỹ hoàn tất việc cho Ukraine vay 20 tỷ USD từ tài sản đóng băng của Nga

(CLO) Vào thứ Tư, Mỹ đã hoàn tất phần 20 tỷ USD trong khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine, được lấy từ các khoản lợi nhuận và lãi suất từ tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này sẽ được dùng cho viện trợ kinh tế và quân sự, với dự kiến bắt đầu giải ngân trước cuối năm nay.

Thế giới 24h
Con gái diva Mỹ Linh tham gia Asia Song Festival

Con gái diva Mỹ Linh tham gia Asia Song Festival

(CLO) Mỹ Anh – con gái của diva Mỹ Linh sẽ biểu diễn bài hát mới bằng tiếng Anh trong Asia Song Festival, diễn ra ngày 26/10 tại Hàn Quốc.

Giải trí
Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc của Bắc Ninh

Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc của Bắc Ninh

(CLO) Sở Y tế Bắc Ninh vừa ban hành Văn bản số 2911/SYT-NVD về việc triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

Sức khỏe
Suzuki Việt Nam thúc đẩy xu hướng hybrid và tinh thần cá nhân hoá

Suzuki Việt Nam thúc đẩy xu hướng hybrid và tinh thần cá nhân hoá

(CLO) Các mẫu xe XL7 Hybrid và Jimny được giới thiệu tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024 đại diện cho mục tiêu thúc đẩy xu hướng hybrid và tinh thần cá nhân hoá của Suzuki ở mảng ô tô.

Xe
Người đàn ông giàu nhất thế giới đang 'ra sức' giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống

Người đàn ông giàu nhất thế giới đang 'ra sức' giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống

(CLO) Tỷ phú Elon Musk đã chi ít nhất 75 triệu USD qua America PAC để hỗ trợ ông Donald Trump tái tranh cử, nhằm loại bỏ các quy định kinh tế cản trở doanh nghiệp

Thị trường - Doanh nghiệp
Man City phá kỷ lục của MU tại UEFA Champions League

Man City phá kỷ lục của MU tại UEFA Champions League

(CLO) Thắng đậm Sparta Prague, thầy trò HLV Pep Guardiola (Man City) xô đổ thành tích khủng của MU tại UEFA Champions League.

Video - Giải trí
Thứ trưởng Bộ Công Thương giật mình vì giá hàng hóa trên Temu rất rẻ

Thứ trưởng Bộ Công Thương giật mình vì giá hàng hóa trên Temu rất rẻ

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ông cũng phải giật mình vì giá bán hàng hóa của Temu rất rẻ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xét xử vụ cháy karaoke An Phú làm 32 người chết ở Bình Dương

Xét xử vụ cháy karaoke An Phú làm 32 người chết ở Bình Dương

(CLO) Thông tin từ Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Dương, dự kiến từ ngày 24 - 25/10, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cháy cơ sở kinh doanh karaoke An Phú làm 32 người chết sẽ diễn ra.

Công luận 24H
Chính quyền có dấu hiệu “làm ngơ”, vi phạm đất đai, xây dựng diễn ra tràn lan tại xã Minh Hải

Chính quyền có dấu hiệu “làm ngơ”, vi phạm đất đai, xây dựng diễn ra tràn lan tại xã Minh Hải

(NB&CL) Tại xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nhiều năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng trái phép trên đất công, đất nông nghiệp diễn ra tràn lan, nghiêm trọng, có dấu hiệu của sự buông lỏng quản lý, “làm ngơ”, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Điều tra
Chốt phương án 'lên đời' cao tốc Cam Lộ - La Sơn với 6.400 tỷ đồng

Chốt phương án "lên đời" cao tốc Cam Lộ - La Sơn với 6.400 tỷ đồng

(CLO) Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư mở rộng nền, mặt đường và các công trình trên tuyến từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo kiểm tra tình trạng chuyển trường

UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo kiểm tra tình trạng chuyển trường

(CLO) Ngày 23/10, UBND tỉnh Thanh Hoá có văn bản giao Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh tình trạng chuyển trường như báo chí đã thông tin.

Giáo dục
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi: Sơn La cần tăng cường hệ thống nội trú, bán trú

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi: Sơn La cần tăng cường hệ thống nội trú, bán trú

(CLO) Thứ trưởng Bộ GĐ&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, địa bàn đặc thù như Sơn La quy hoạch vẫn phải chấp nhận điểm trường lẻ nhưng cần tăng cường hệ thống nội trú, bán trú và "mong lãnh đạo tỉnh quan tâm vấn đề này".

Giáo dục
Thanh Hóa chuẩn bị điều động, bổ nhiệm loạt hiệu phó các trường THPT

Thanh Hóa chuẩn bị điều động, bổ nhiệm loạt hiệu phó các trường THPT

(CLO) Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch điều động, bổ nhiệm cấp phó các đơn vị trực thuộc Sở năm 2024.

Giáo dục
Hơn 9.400 hộ nghèo ở Thanh Hoá được hỗ trợ nhà ở

Hơn 9.400 hộ nghèo ở Thanh Hoá được hỗ trợ nhà ở

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hoá quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025 (đợt 3).

Giáo dục
Thanh Hóa: Nam sinh bị nhầm điểm, phụ huynh quyết 'nói không' với trường mới

Thanh Hóa: Nam sinh bị nhầm điểm, phụ huynh quyết 'nói không' với trường mới

(CLO) Chiều 23/10, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cho biết, phụ huynh học sinh trong vụ vào nhầm điểm kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 THPT vẫn tiếp tục tới trường học và chưa tìm được trường học phù hợp.

Giáo dục
Ninh Bình: Dừng đứng lớp đối với nữ giáo viên tiểu học có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh

Ninh Bình: Dừng đứng lớp đối với nữ giáo viên tiểu học có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh

(CLO) Ban Giám hiệu trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình, Ninh Bình) quyết định dừng đứng lớp, chuyển sang làm công tác khác đối với cô N.T.V vì đã có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh.

Giáo dục
Kiểm tra công tác tuyển sinh tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hoá

Kiểm tra công tác tuyển sinh tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hoá

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát đối tượng tuyển sinh và thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.

Giáo dục
Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT thị xã Sa Pa bị đình chỉ chức vụ

Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT thị xã Sa Pa bị đình chỉ chức vụ

(CLO) Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT thị xã Sa Pa vừa bị tạm đình chỉ công tác sau khi có phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phản ánh về một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của trường này.

Giáo dục
Nhiều đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm vào lớp 10 công lập

Nhiều đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm vào lớp 10 công lập

(CLO) Theo đó, con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên sẽ được cộng ưu tiên 2 điểm trong tổng điểm xét theo thang điểm 10.

Giáo dục
Bài 2: Tạo điều kiện 'lách luật' chuyển trường

Bài 2: Tạo điều kiện 'lách luật' chuyển trường

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cho rằng, họ là chỉ là đơn vị tham mưu ý kiến cho những trường hợp đặc biệt còn quyết định vẫn thuộc về các trường cho và nhận học sinh trong quá trình luân chuyển.

Giáo dục