Sinh viên Sư phạm mòn mỏi chờ hỗ trợ: Nắng hạn liệu có đợi được mưa rào!

Thứ năm, 24/11/2022 09:48 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nhiều trường đại học và sinh viên Sư phạm chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính phủ, điều đó khiến cho công tác đào tạo và đời sống sinh viên gặp rất nhiều khó khăn.

Sinh viên mòn mỏi chờ hỗ trợ

Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Trong đó quy định, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

sinh vien su pham mon moi cho ho tro nang han lieu co doi duoc mua rao hinh 1

Hỗ trợ sinh viên sư phạm là chính sách cần thiết được áp dụng triệt để, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm. Ảnh: Internet.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Từ khi Nghị định này ra đời, nhiều sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền, công tác tuyển sinh sư phạm đã thu hút được nhiều thí sinh điểm cao vào theo học. Tuy nhiên, quá trình triển khai đến nay gặp nhiều bất cập, trong đó có việc nhiều sinh viên đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ học phí và sinh hoạt. Nhiều trường vì chưa nhận được tiền phân bổ từ ngân sách nên xảy ra việc thu học phí của sinh viên sư phạm để duy trì hoạt động gây bức xúc trong sinh viên.

Đơn cử như tại Trường Đại học Sài Gòn, trường này đã có thông báo tạm thu học phí của sinh viên sư phạm thuộc diện được hỗ trợ, khi nào địa phương chi trả kinh phí, nhà trường sẽ hoàn trả lại. Vì vậy, trong năm vừa qua, nhiều sinh viên đã phải bỏ tiền túi để đóng học phí cho trường, tổng là hơn 10 triệu đồng. Nhiều em không có tiền để đóng nên đã bảo lưu hoặc nghỉ học.

Tại Trường Đại học Hạ Long, nhiều sinh viên cũng lâm vào cảnh này. Nhiều em thấy rất thất vọng vì tới hiện tại vẫn chưa nhận được hỗ trợ mà còn phải tạm đóng học phí, điều này không giống với những gì trường đã phổ biến với sinh viên khi mới vào năm nhất đại học.

Tại Trường Đại học Quảng Nam, Phó Giáo sư Huỳnh Trọng Dương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện trường vẫn chưa thể chi trả sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116 của Chính phủ. Do địa phương không đặt hàng mà nhà trường đào tạo theo nhu cầu xã hội nên để thanh toán chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành sư phạm thì trường đang xin ý kiến của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh. Hiện trường vẫn đang chờ các cơ quan chức năng liên quan trả lời”, thầy Dương nói.

Chính sách thì hay nhưng khi áp dụng nảy sinh nhiều bất cập

Thực trạng nhà trường và sinh viên chờ đợi tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 là thực trạng chung tại nhiều trường học. Điểm bất cập hiện nay là nhiều nơi chưa bố trí được nguồn tiền để chi trả.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, GS.TS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện tại tình trạng sinh viên chưa nhận được tiền hỗ trợ học phí, tiền sinh hoạt là thực trạng chung của nhiều trường. Riêng tại Trường Đại học Giáo dục có đến 60% sinh viên chưa nhận được các khoản tiền hỗ trợ này.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Thanh cho rằng, nhà trường đã báo cáo lên Bộ GD&ĐT để báo cáo Bộ Tài Chính chờ xử lý. “Không có tiền hỗ trợ học phí, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi phải lấy chỗ này đập chỗ kia. Hiện nay, có nhiều trường tổ chức thu tiền từ học sinh để lấy kinh phí hoạt động nhưng trường chúng tôi không dám thu. Vì thu không biết thế nào là đúng sai. Mặc dù về nguyên tắc có lẽ là không sai” - ông Nguyễn Quý Thanh chia sẻ.

Được biết tại Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều sinh viên đến 2 năm nay vẫn chưa được cấp tiền hỗ trợ. Nhà trường đã hỏi cấp trên về vướng mắc này nhưng hiện chưa được xử lý. Riêng về đào tạo khi các trường đã tuyển sinh viên vào thì phải đào tạo.

Điểm bất cập hiện nay không chỉ là tiền mà là chất lượng đào tạo. Khi nguồn tiền không có, các nhà trường và sinh viên đối diện với khó khăn đủ đường. Nhiều sinh viên sư phạm phải đi làm thêm nhằm duy trì cuộc sống. Thời gian dành cho học tập vì thế ít đi. Nhà trường thì thiếu tiền để hoạt động nên việc đảm bảo chất lượng đào tạo là một thử thách lớn. Ông Nguyễn Quý Thanh tâm sự, nhà trường đành phải lấy nguồn kinh phí đào tạo khác để tạm dùng cho việc đào tạo sư phạm. "Thực tế là đang giật gấu vá vai” - ông Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Quý Thanh, việc bất cập trên là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc 63 tỉnh thành đặt hàng cho gần 90 trường đào tạo sư phạm tạo ra một tổ hợp rất phức tạp, không thể xử lý. Hiện nay cần phải có một đầu mối để điều chỉnh chứ không sẽ loạn. “Hiện không có học phí, nhiều trường không thể hoạt động. Nếu trường nào tuyển sinh càng nhiều sinh viên sư phạm thì càng chết” - ông Nguyễn Quý Thanh chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những nguyên nhân vướng mắc trong triển khai Nghị định 116 thời gian qua là chưa phân biệt rõ sự khác nhau của việc xác định 2 chỉ tiêu “đào tạo theo nhu cầu xã hội” với chỉ tiêu “đào tạo theo đặt hàng, giao nhiệm vụ của các địa phương”. Trong khi việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cũng chủ yếu xuất phát từ chính nhu cầu đặt hàng, sử dụng của chính quyền địa phương. Từ đó, việc xác định tỷ lệ chỉ tiêu đào tạo như Bộ GD&ĐT triển khai thời gian qua là chưa phù hợp, từ đó dẫn đến không những gây áp lực đối với ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách Trung ương nói riêng. Được biết, năm 2021 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách là 652 tỷ đồng, đến năm 2022 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách 908 tỷ đồng. Theo đề xuất thì năm 2023 dự toán kinh phí sẽ là 2.660 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy từ chủ trương đúng nhưng khi thực thi lại xảy ra nhiều bất cập dẫn đến việc sinh viên và nhà trường không nhận được hỗ trợ thực tế. Đối với sinh viên sư phạm đa phần có hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách nên đời sống gặp quá nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường và động lực học tập của sinh viên.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Mới đây, Bộ Tài Chính đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT, trong đó Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT chủ động hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện việc rà soát, quy hoạch tổng thể về nhu cầu đào tạo sư phạm theo từng phương thức đào tạo đảm bảo sự gắn kết giữa việc đào tạo, sử dụng kinh phí với việc sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Bộ Tài Chính cũng yêu cầu khẩn trương phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể quá trình triển khai thực hiện chính sách, báo cáo Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo, tránh tình trạng chậm muộn trong thực hiện chính sách, gây tác động xã hội. Trong đó, làm rõ các vấn đề vướng mắc cụ thể, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, đề xuất phương án tháo gỡ đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước theo phân cấp quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.

Trinh Phúc

Tin mới

Tòa án Hà Lan được yêu cầu ra lệnh dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel

Tòa án Hà Lan được yêu cầu ra lệnh dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel

(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.

Thế giới 24h
Sau năm 2035, ô tô sẽ là phương tiện chính của người Việt

Sau năm 2035, ô tô sẽ là phương tiện chính của người Việt

(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.

Giao thông
Trang bị kỹ năng ứng xử báo chí truyền thông cho thầy cô các trường THPT

Trang bị kỹ năng ứng xử báo chí truyền thông cho thầy cô các trường THPT

(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.

Nghề báo
Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.

Nghề báo
Meta của Zuckerberg triệt phá đường dây lừa đảo 64 tỷ USD qua ứng dụng hẹn hò và tiền điện tử

Meta của Zuckerberg triệt phá đường dây lừa đảo 64 tỷ USD qua ứng dụng hẹn hò và tiền điện tử

(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ô tô Nga được ưu đãi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam

Ô tô Nga được ưu đãi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam

(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.

Xe
Thua lỗ tiền ảo, nam thanh niên giả danh nhân viên công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thua lỗ tiền ảo, nam thanh niên giả danh nhân viên công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án
Bắt đối tượng 'ngáo đá' giết người, cướp tài sản ở Hà Nội

Bắt đối tượng 'ngáo đá' giết người, cướp tài sản ở Hà Nội

(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.

Vụ án
Thừa Thiên Huế: Tìm thấy thi thể thứ 2, vụ xe rác rơi xuống sông Hương

Thừa Thiên Huế: Tìm thấy thi thể thứ 2, vụ xe rác rơi xuống sông Hương

(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.

Đời sống
Công ty Trung Quốc triển khai internet vệ tinh để cạnh tranh với Starlink của Elon Musk

Công ty Trung Quốc triển khai internet vệ tinh để cạnh tranh với Starlink của Elon Musk

(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.

Báo chí - Công nghệ
Tổng thống Ukraine kêu gọi phát triển phòng không để ứng phó với tên lửa Nga

Tổng thống Ukraine kêu gọi phát triển phòng không để ứng phó với tên lửa Nga

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.

Thế giới 24h
Hà Nội: Vườn bưởi hơn 30 năm tuổi gây sốt, thu hút hàng trăm người đến check-in

Hà Nội: Vườn bưởi hơn 30 năm tuổi gây sốt, thu hút hàng trăm người đến check-in

(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.

Công luận 24H
Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.

Đời sống
TP.HCM tiêm vắc xin sởi cho hơn 3.000 trẻ 6 - 9 tháng tuổi

TP.HCM tiêm vắc xin sởi cho hơn 3.000 trẻ 6 - 9 tháng tuổi

(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.

Công luận 24H
Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…

Xe
Phân bổ 948 tỷ đồng trong đợt 3 hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Phân bổ 948 tỷ đồng trong đợt 3 hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi

(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Hạn chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, không được nhập học trước lịch chung

Hạn chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, không được nhập học trước lịch chung

(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.

Giáo dục
Trường Tiểu học Xuân Du: Khẳng định thương hiệu vị thế trong công tác giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Du: Khẳng định thương hiệu vị thế trong công tác giáo dục

(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Giáo dục
Trường Tiểu học Hợp Thành: Xứng danh ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Tiểu học Hợp Thành: Xứng danh ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.

Giáo dục
Những tấm gương vượt khó, đổi mới dạy học vì giáo dục vùng cao

Những tấm gương vượt khó, đổi mới dạy học vì giáo dục vùng cao

(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một  dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.

Giáo dục
“Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế của nhà giáo” 

“Luật Nhà giáo sẽ nâng cao vị thế của nhà giáo” 

(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.

Giáo dục
Trọng trách lớn của ngành giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trọng trách lớn của ngành giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.

Giáo dục
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt vinh danh nhiều nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 20/11

Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt vinh danh nhiều nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 20/11

(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.

Giáo dục
Bắc Ninh dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số lượng huy chương đạt được tại các kỳ thi khu vực và quốc tế

Bắc Ninh dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số lượng huy chương đạt được tại các kỳ thi khu vực và quốc tế

(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.

Giáo dục
Câu chuyện truyền cảm hứng của những giáo viên dạy học nơi “thâm sơn, cùng cốc!”

Câu chuyện truyền cảm hứng của những giáo viên dạy học nơi “thâm sơn, cùng cốc!”

(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.

Giáo dục