(NB&CL) Đấy là quan niệm của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa. Mang cái chuyện viết báo Tết để hỏi thần đồng thơ là vì nghe đâu, có thời kỳ ông “cày báo Tết” với nhuận bút khủng bằng cả mấy tháng lương!
Chả hiểu thực hư chuyện đó như thế nào, bởi văn hay chữ tốt, bởi cày khỏe hay chỉ đơn giản là vì cái tên, cái danh mà nghề viết lại có phần… sang trọng đến vậy?!
1. Đến Hội Nhà văn Việt Nam vào những ngày cuối năm, chị văn thư niềm nở chỉ dẫn: Em gọi xem anh ấy ở phòng nào. Có thể đang ở tầng 5 phòng Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống, cũng có thể ở tầng 3 phòng… Phó Chủ tịch Hội Nhà văn, hoặc mãi tít bên 19 Hàng Buồm, ở chức danh Phó Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội. Tôi chưa kịp định thần về vị trí “tọa lạc” của ông anh rất oách “Một mình con sắm cả ba vai chèo” này thì nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bộ trang phục cựu chiến binh ra niềm nở đón tôi vào.
“Thím thông cảm cho, giờ cũng vẫn cổ cày vai bừa, chẳng còn ra thằng người” – vẫn là câu cửa miệng cái thời ông làm Giám đốc Kênh truyền hình VOV, Đài Tiếng nói Việt Nam.
-“Chuyện viết báo Tết ấy à, nhiều nhiều lắm nhưng giờ bận rồi, bận lo cái tờ Tạp chí, cũng toát mồ hôi vì Tết đây. Các báo vẫn đặt viết nhưng cũng chỉ dám nhận lời vài chỗ thân tình chứ cũng không xé lẻ cái tấm thân khố tải này ra được nữa” - Trần Đăng Khoa phân trần.
- Nghe nói là riêng chuyện nhuận bút có Tết anh nhận tới mấy chục triệu… Cái thời thóc cao gạo kém mà “kiếm” vậy thì chắc các tòa báo “săn” thần đồng thơ này kinh lắm nhỉ? – tôi chất vấn.
- À, quy ra thóc thế thì chữ nghĩa nó lại chạy ra bờ ra bụi hết đấy! Thím lại cứ đi tin lời đồn. Kinh pỏ pà! Nhưng chuyện nhuận bút khủng thời đó là có thật. Nhưng không phải một mình ta. Khối lão cũng có Tết khủng như Chu Lai, Vũ Duy Thông… Làng văn, làng báo cứ xì xèo mãi, bảo buôn chữ thế thì lãi quá… Nhưng thực tình thì anh viết nó như là thở ấy mà, cứ đặt bài là viết, có đề tài là viết, chứ tính chuyện nhuận bút bao giờ đâu. Mà kỳ thực có những bài người ta trả tới 5 triệu, doanh nghiệp lại thưởng thêm 10 triệu… to lắm, chả hiểu ra làm sao cả. Nhưng giờ đấy là chuyện cổ tích. Thời này không phải thời cổ tích. Thiên hạ tao tác, hoàn cảnh lắm – Trần Đăng Khoa kể
Ngày đó và thậm chí đến cả bây giờ, người ta vẫn lựa chọn tác giả để đặt bài, trước hết phải là những người viết hay. Bởi bây giờ là báo thị trường, viết hay viết hấp dẫn, người ta mới đọc. Đôi khi người ta cũng tìm tác giả để đọc. Cũng như kể chuyện cười, hay chuyện vui. Có người chỉ hé miệng người ta đã cười tít cả mắt, có người cố tình làm trò lại thô thiển, vô duyên. Nó là của Giời cho. Mà Giời thì bí hiểm lắm, oái oăm lắm. Chẳng biết đằng mù nào mà lần.
Trần Đăng Khoa thổ lộ: Ngày trước, có những tết, mình viết đến mấy chục bài cho tất cả các báo, từ báo địa phương đến các báo lớn. Có những đơn vị người ta đặt trùng nhau thì mình phải chẻ nội dung ra nhưng đương nhiên là vẫn phải khác biệt. Thú thực, là bây giờ mình không còn viết khỏe được như trước nữa rồi, già rồi. Nhớ nhớ quên quên. Bây giờ lão hóa Công Công – Trông bồ lại tưởng là… ông láng giềng – Bây giờ mả đẹp mồ yên – Chắp tay lão lạy bốn miền gái tơ. Hơn nữa, giờ cũng bận nhiều, vừa quản lý, làm việc vĩ mô, lại lo cả việc cụ thể là làm báo, không có một xu kinh phí Nhà nước, làm hấp dẫn, không được chạy theo thị hiếu rẻ tiền, đã khó, lại phải kiếm tiền nuôi anh em còn khó hơn nhiều, nên vất vả lắm. “Cơm áo không đùa với khách thơ” - Cụ Xuân Diệu bảo thế.
Trừ những báo thân thiết thì mình không bỏ được. Bây giờ mình muốn viết cái khác, cái thuần văn chương…
Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
2. Câu chuyện chưa đến đầu đến đũa gì thì lại có tiếng gõ cửa. Nỗi ám ảnh về một ông nhà văn, nhà báo bận rộn lại ùa về trong tôi... Tôi gặp Trần Đăng Khoa phỏng vấn nhiều lần mà chưa bao giờ có được một cuộc đối thoại đúng nghĩa trọn vẹn. Giờ vẫn vậy! Thậm chí còn túi bụi hơn. Lại ngồi rót nước pha trà… mời khách, trong lòng như lửa đốt vì bài vở.
Qua đận khách khứa và vào chuyện tôi bảo: “Bao giờ phỏng vấn cũng toàn chỉ chuyện tào lao, chuyện của thiên hạ, bắt đầu vào chuyện chính thì lại chả đâu vào đâu cả… thế thì cảm hứng đâu mà em viết bài tết bây giờ?”
“Làm nhà báo chuyên nghiệp mà lại còn đòi cảm hứng ư? Thím xa xỉ thế? Viết bài không cần phải cảm hứng. Anh chả bao giờ có hứng viết. Bài tết lại càng không. Lúc nào đến đoạn giục bài là bắt tay vào viết, cứ chừng vài ba tiếng ngồi tập trung vào là xong ngay. Mình có tư liệu rồi, ý tưởng đã có, trong đầu chọn tứ hay thì cái lúc ngồi lại chỉ như là “cấy dặm”, sắp xếp thẳng hàng thôi chứ gì mà thím cứ loạn lên” – Trần Đăng Khoa bảo tôi.
Câu chuyện viết báo Tết, với Trần Đăng Khoa, không viết thì thôi chứ một khi viết thì rất kỹ và cẩn thận. Thậm chí, bài nào cũng thế, anh luôn chú ý đến câu mở đầu, nó quyết định giọng điệu của bài, hồn vía của bài, rồi nó lại phải hấp dẫn ngay, bắt “vít người đọc” vào chuyện ngay và không buông ra được.
Anh bảo: Đặt bút mà ngòi bút cứ “bở” ra là mình không đủ kiên trì để viết nữa, người đọc thì càng không muốn “chơi”. Vì nó nhạt. Trong nghề báo, cũng như trong nghề văn, sợ nhất là nhạt. Nhạt nó không có tệ hại gì. Nó không phải cái sai. Sai thì người ta còn phê phán, còn cảnh cáo để mình sửa, mình rút kinh nghiệm. Đằng này nó chẳng có tội vạ gì, nó chỉ nhạt thôi. Nhạt có khi còn được thủ trưởng ủng hộ, vì nó an toàn. Nhưng đó là cái an toàn nguy hiểm, vì nó băng hoại sự sáng tạo.
Ông Hen rích Hai nơ nói rất hay: “Cái người tôi ghét nhất trên đời – là người tôi không yêu mà cũng không ghét”. Thì đấy chính là cái anh nhạt còn gì. Cái nghề nó nghiệt ngã là vậy. Thế nên, mỗi bài báo phải có cái mới, thậm chí là làm mới những chi tiết cũ. Không ngừng thay đổi, không ngừng biến hóa và linh hoạt trong cách viết thì bài báo mới hay được.
Cái “biến hóa” như Trần Đăng Khoa kể chính là những chi tiết đắt, những thứ mà chả ai giúp được mình ngoài cái tài “moi chuyện”. Rồi lại phải kể sao cho hấp dẫn. Câu chuyện “Ông Vua bếp” của Trần Đăng Khoa cũng là kiểu “trăm bề biến hóa” vì từ chuyện của ông vua bếp lại phát hiện thêm nhiều vấn đề về đời sống, về văn hóa Việt Nam chứ không chỉ mỗi chuyện… xó bếp.
Hay như kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nếu như một nhà báo bình thường thì chỉ đến phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu một tí là xong, còn đối với Trần Đăng Khoa thì anh không làm thế. Anh nhân cớ đó để nói về ông Tố Hữu và vin vào bài thơ Điện Biên Phủ để nói về cách thức làm thơ, bút pháp, số phận của ông...
Sau đó, anh lại đi vào bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” và khai thác ở góc độ tư liệu chứ không nhìn với góc độ là một bài thơ thông thường nữa. Cũng vì thế công chúng mới biết được nhà thơ Tố Hữu thực ra còn chưa đến Điện Biên Phủ bao giờ…
“Đôi khi từ những vấn đề cụ thể anh sẽ khái quát ra những vấn đề khác nhau để khai thác. Tất nhiên mình phải biết, phải hiểu cặn kẽ về các vấn đề mình viết như người trong cuộc chứ không phải nghe hơi nồi chõ…” - Trần Đăng Khoa chia sẻ.
3. Có rất nhiều đề tài hay và thường là các báo đặt. “Tức là mình sẽ sáng tạo trên cơ sở mà người ta yêu cầu. Còn khi viết thì mình lại viết một kiểu riêng, với anh là viết không giống ai, làm sao cho nó mới, hóm và đầy phát hiện” – nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ bí kíp.
- Anh không sợ bị động với chủ đề người khác đưa ra à? – tôi hỏi.
- Bị động gì đâu. Cả đời mình gần như đã rất quen với những cuộc “sát hạch”, “đặt hàng” như thế! Mình đến với văn chương từ bé và hồi đó người ta không tin mình biết làm thơ nên toàn ra đề cho mình làm. Có những bài có thời gian ngồi viết, có những bài thì phải ứng tác ngay tại chỗ. Như bây giờ viết báo Tết thôi - nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự.
Đoạn rồi anh bảo tôi: - Thím in sách đi, phải in thành sách để giữ lại. Như các bài báo tết của mình viết, sau đó đều được tập hợp thành sách cả. Như: Hầu chuyện thượng đế; Người thường gặp, chân dung và đối thoại… Toàn là những bài báo. Mà rồi cứ tái bản liên tục. Mình có đến trên 5 vạn trang báo khổ A4, theo số đo của Vi tính trong mấy ổ cứng đã lưu. Mới xắn ra một ít thành mấy cuốn sách trên. Giờ mình chỉ mong được nghỉ để sửa sang, có chỗ viết lại để ra sách. Già khú đế rồi mà vẫn cứ túi bụi, tất tả như cái lão ham quyền cố vị. Mà toàn là quyền của một lão BẬT MÃ ÔN. Chán mớ đời!
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.