(CLO) Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, là cán bộ không thể né tránh, sợ trách nhiệm được. Nhưng sợ sai để làm kỹ hơn, sợ sai để nghiên cứu pháp luật đầy đủ hơn, sợ sai để cân nhắc trước sau lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi quyết định là một phẩm chất cần thiết của cán bộ.
Sáng 24/10, tại phiên thảo luận tại tổ, trong chương trình Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu nêu một số ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội của năm 2023, đặc biệt là việc "cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm".
Phát biểu tại thảo luận, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra và tiếp tục trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
"Nói điều này không phải tự khen đất nước mình nhưng những kết quả đạt được rất ấn tượng. Vừa qua, tôi tham gia một số hoạt động đa phương, gặp gỡ một số lãnh đạo các nước thì cơ bản đánh giá rất cao nỗ lực, kết quả của chúng ta và có sự rất chân thành trong trao đổi khi nói về ấn tượng đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua", Chủ tịch nước cho biết.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng chỉ rõ hạn chế, khó khăn của chúng ta còn rất nhiều, rất lớn nhưng khả năng giải quyết, tháo gỡ của các cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được.
Chủ tịch nước nêu vấn đề: "Thị trường bất động sản trong gần 2 năm qua đã tháo gỡ được dự án nào lớn chưa? Điển hình như Đà Nẵng vô cùng khó khăn. Hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém thì 10 năm qua, với các ngân hàng 0 đồng, chúng ta vẫn chưa giải quyết được. Hay là có chủ trương nhiều, kỳ vọng rất lớn nhưng thực hiện thì chậm. Tại diễn đàn Quốc hội có đại biểu cũng nói con đường dài nhất là con đường giữa nói và làm”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng cho biết, chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội sau COVID-19, Quốc hội thảo luận rất quyết tâm nhưng triển khai thì rất chậm. Câu chuyện đầu tư công tưởng như cái khó là không có tiền để chi tiêu nhưng có tiền rồi vẫn không chi tiêu được.
Cũng theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, tình hình thế giới và khu vực cũng tác động rất nhiều đến Việt Nam. "Ví dụ, việc nâng chuẩn hàng tiêu dùng xanh và sạch hơn của cộng đồng châu Âu hay đời sống kinh tế khó khăn ở một số nước làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm đáng kể và ảnh hưởng rất lớn đến hàng xuất khẩu của chúng ta. Nhiều đơn hàng phải dừng lại. Rồi việc xung đột vũ trang chiến tranh ở một số nơi cũng làm cho khách du lịch ít đi hơn, chi tiêu ít hơn và cũng làm cho chúng ta sản xuất chậm lại", Chủ tịch nước nêu ví dụ.
Tại thảo luận, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chỉ ra một số nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có tác động từ bên ngoài và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Hay như việc phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Kết luận của Đảng có nêu một vấn đề là phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch theo hướng là từng cấp phải xác định rõ được cái thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
"Việc này để cấp dưới không đi hỏi cấp trên cái chuyện của mình và để cấp trên không phải với tay xuống làm những việc của cấp dưới. Khi cần thiết phải hỏi thì phải trả lời là rõ ràng, minh bạch. Nhưng điều này chúng ta chưa thực hiện được. Có nhiều việc, chúng ta thấy là quyền hạn không rõ, mà cứ mỗi lần đi hỏi thì mất tối thiểu là 3 tháng, trung bình là 6 tháng và thậm chí có vấn đề 9 tháng để nhận được một văn bản trả lời là làm theo quy định của pháp luật”. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng chỉ rõ hạn chế khác là, tư duy là thích ôm đồm các quyền trong xây dựng chính sách. Lĩnh vực nào cũng muốn mình có quyền trong cái lĩnh vực đó. Cho nên nhiều chuyện không chịu phân cấp hoặc kể cả những vấn đề đã thấy rồi nhưng mà phân cấp rất là khó khăn.
Vấn đề thứ hai là trách nhiệm trong xây dựng pháp luật bao gồm cả luật, nghị định, thông tư, tức là văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch nước cho rằng cần nâng cao trách nhiệm trong vấn đề này.
Và vấn đề thứ ba mà các đại biểu có nói tới đó là cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng đây là khuyết điểm, "anh là cán bộ anh không thể né tránh, sợ trách nhiệm được".
“Nhưng mà sợ sai thì đúng, làm mà không sợ sai mới chết. Sợ sai để mình làm kỹ hơn, sợ sai để nghiên cứu pháp luật đầy đủ hơn, sợ sai để cân nhắc trước sau lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi mình quyết định là một phẩm chất cần thiết của cán bộ”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Cũng tại thảo luận, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn các vị đại biểu Quốc hội, các lãnh đạo địa phương khi làm việc nói là do pháp luật vướng, Nghị định vướng thì cần chỉ rõ là vướng vào Nghị định nào, Thông tư nào thì mới cụ thể và rõ ràng được.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.