Soạn thảo và thẩm tra dự án luật: Thiếu sự liêm chính sẽ tạo ra các văn bản nhiều 'khuyết tật'

Thứ sáu, 26/03/2021 10:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cho rằng, trong hoạt động thẩm tra, soạn thảo, thảo luận xây dựng Luật vẫn còn sự thiếu liêm chính. Do đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo cần có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật.

Sáng nay (26/3), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) thảo luận về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Có trường hợp "dĩ hòa vi quý" để bấm nút thông qua luật một cách cảm tính

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, có những dự án Luật vẫn còn tình trạng không phù hợp với chính sách, có dự án luật gây bức xúc cho dư luận. Dự án luật chưa đánh giá đầy đủ sâu sắc tác động đến kinh tế xã hội tình hình trong nước, quốc tế. Không lường trước hậu quả trước mắt và lâu dài của quy định.

"Ví dụ như quy định đưa phạm nhân ra ngoài doanh nghiệp, bổ sung một lực lượng an ninh cơ sở hàng triệu người không tính đến những khó khăn, tính khả thi của dự thảo Luật, tương quan lực lượng các lĩnh vực và giải pháp chính sách cho lực lược công an xã đang và đang quy định hiện hành", ông Lưu Bình Nhưỡng đưa dẫn chứng.

Cũng theo đại biểu Nhưỡng, công tác thẩm tra, thẩm định dự án Luật còn nhiều sơ hở, một số dự án được đưa ra để lọt lưới chính sách không phù hợp có dấu hiệu của "lobby", không lành mạnh, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

Năng lực phân tích chính sách trong quá trình xây dựng luật của một số ĐBQH chưa đáp ứng nhu cầu.

"Thậm chí còn có trường hợp "dĩ hòa vi quý" để bấm nút thông qua Luật một cách cảm tính, chưa thực sự dành tâm huyết nghiên cứu thể hiện quan điểm trách nhiệm xây dựng luật pháp", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Cần có giải pháp để "khởi động" lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật

Phát biểu ý kiến thảo luận trước Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) nhấn mạnh vấn đề liêm chính trong xây dựng pháp luật.

"Tại buổi phát biểu hôm nay tôi xin đặt vấn đề liêm chính trong xây dựng pháp luật. Tôi xin bắt đầu bằng lưu ý mang tính mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ về công tác hoàn thiện, xây dựng pháp luật ngày 24/11/2020 đó là cần giữ được sự liêm chính trong hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật", ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Trước Quốc hội, đại biểu đoàn An Giang khẳng định: Liêm chính trong xây dựng và hoàn thiện thi hành pháp luật là nguyên tắc tối cần thiết vì pháp luật điều chỉnh chung các quan hệ xã hội và thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh và ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo ông Nguyễn Mai Bộ, pháp luật không phải là công cụ để thể hiện lợi ích của một bộ phận nhỏ xã hội nhất là các lợi ích của cơ quan, tổ chức được giao soạn thảo luật.

Pháp luật là công cụ điều chỉnh xã hội cho nên rất cần sự liêm chính trong công tác xây dựng pháp luật, bởi lẽ có liêm chính thì sẽ xây dựng được các văn bản pháp luật khách quan, hoàn thiện có ý nghĩa rất tốt cho việc thúc đẩy quan hệ xã hội ngày càng tốt hơn. Và các văn bản pháp luật đó rất ít chồng chéo với văn bản pháp luật đã được quốc hội các khóa, các kỳ họp trước kỳ công ban hành. Đồng thời không quy định lợi ích thô thiển của một số bộ ngành, đặc biệt là lợi ích của bộ ngành được giao soạn thảo luật.

"Nếu thiếu hoặc không có sự liêm chính và đặc biệt là thiếu liêm chính trong quá trình soạn thảo và thẩm tra dự án luật thì sẽ tạo ra các văn bản rất nhiều khuyết tật", đại biểu Nguyễn Mai Bộ nói.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ cũng nêu rõ 3 khuyết tật của các văn bản pháp luật khi thực hiện mà thiếu liêm chính. Khuyết tật thứ nhất là: Mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp luật mà QH các khóa, các kỳ họp đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu ban hành. 

Khuyết tật thứ hai, văn bản pháp luật đó sẽ là công cụ để cơ quan soạn thảo hoặc hiện thực hóa lợi ích của bộ ngành mình trong đó có lợi ích xung đột với lợi ích của nhân dân hoặc là công cụ để kiếm quyền của bộ ngành khác và trái với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ ba đó là: Vòng đời của các văn bản pháp luật đó rất ngắn và kéo theo là Chính phủ, Quốc hội phải tốn kém để nghiên cứu văn bản pháp luật thay thế.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ khẳng định rằng, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đa số tuyệt đối hoạt động thẩm tra, thảo luận và xây dựng luật là có liêm chính, sự liêm chính đó thể hiện qua việc Quốc hội đã thông qua rất, rất nhiều văn bản pháp luật không tồn tại những khuyết tật nêu trên và đã là một phần thể chế tốt đẹp và góp phần tăng trưởng kinh tế. 

"Tuy nhiên, mặc dù là ít, tôi cho rằng là rất ít trong hoạt động thẩm tra, soạn thảo, thảo luận xây dựng Luật vẫn còn sự thiếu liêm chính, và đặc biệt là sự thiếu liêm chính có chủ ý; Cho nên đã có rất, tôi khẳng định là rất ít hồ sơ các dự án Luật chất lượng rất thấp được trình ra Quốc hội, Quốc hội mất thời gian để thảo luận", ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Để khắc phục bất cập này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ đề nghị: Một là, là Chính phủ và đặc biệt là cơ quan soạn thảo dự án Luật có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật.

Hai là, các cơ quan thẩm tra, các ĐBQH luôn nghĩ tới từ liêm chính trong việc thẩm tra và phát biểu đóng góp trong xây dựng dự án Luật.

  Quốc Trần

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức