(CLO) Tối 2/12, tại phố đi bộ Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 nhằm quảng bá, kích cầu du lịch Thủ đô Hà Nội dịp cuối năm.
Lễ khai mạc Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2022 được tổ chức tại sân khấu trước tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” với chương trình nghệ thuật và trình diễn áo dài. Đông đảo quan khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tà áo dài mang đặc trưng khắp ba miền Bắc - Trung - Nam của các nhà thiết kế nổi tiếng như nghệ nhân áo dài Lan Hương, các nhà thiết kế Xuân Thu, Viết Bảo, Năm Tuyền, Quang Hòa, Hà Duy, Chula Fashion House, Cao Minh Tiến và nhiều thương hiệu áo dài như Hương Queen, OZ Design House, áo dài thêu tay Tulip, Kiên Anh…
Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhận định Lễ hội Áo dài Du lịch năm 2022 được đầu tư tổ chức công phu, với các hoạt động quy mô lớn và đa dạng đối tượng tham gia.
"Lễ hội Áo dài Du lịch năm 2022 là sự kiện du lịch khép lại năm 2022 với rất nhiều nỗ lực trong việc phục hồi hoạt động du lịch và mở ra cánh của tươi sáng, nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành du lịch nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung trong năm mới 2023", ông Nguyễn Mạnh Quyền nói.
Theo đó, lễ hội được tổ chức nhằm mục tiêu kích cầu du lịch Hà Nội sau hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch; thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phục hồi và phát triển; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội nhằm khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn cảm hứng, sáng tạo, trở thành sản phẩm của các loại hình du lịch.
Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & du lịch đánh giá thông điệp đưa áo dài từ đại sứ văn hóa dần trở thành đại sứ du lịch thể hiện cách làm mới của ngành du lịch Hà Nội. "Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 sẽ tận dụng cơ hội để lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam thông qua tà áo dài, sản phẩm du lịch đặc sắc và lắng đọng văn hóa Việt", ông Đoàn Văn Việt phát biểu.
Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 sẽ diễn ra từ nay đến 20h ngày 4/12 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm; Vườn hoa Đền Bà Kiệu (Tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh).
Đặc biệt, đêm nhạc hội Áo dài du lịch diễn ra vào khung giờ 19h - 22h, ngày 3/12 tại sân khấu trước tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hoạt động đáng mong chờ nhất là màn diễu hành và đồng diễn Áo dài của hàng trăm người từ 14h - 17h ngày 3/12; 9h00 - 11h, 14h - 17h, ngày 4/12 trên đường Đinh Tiên Hoàng. Hoạt động chính gồm biểu diễn âm nhạc đường phố về phụ nữ, về tà áo dài; trình diễn áo dài trên trục đường Đinh Tiên Hoàng và nhảy Flashmob.
Song song diễn ra là cuộc thi sáng tạo kiểu dáng và hình thức trang trí mới trên nền Áo dài, từ 14h đến 17h ngày 3/12 trước Tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Ngoài ra, lễ hội còn có không gian triển lãm, trưng bày với 50 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài đến từ ba miền, các làng nghề của Hà Nội, hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn...
Một số hình ảnh tại khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.