Sớm đưa Thái Bình trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực đồng bằng sông Hồng

Thứ năm, 27/06/2024 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu năm đến nay Thái Bình luôn chủ động, tích cực, quyết tâm cao trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chủ động đề ra các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển sản xuất. Quyết tâm nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa Thái Bình trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực đồng bằng sông Hồng.

Ngày 26/6, Đoàn công tác Thành viên Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thái Bình về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

som dua thai binh tro thanh cuc tang truong moi cua khu vuc dong bang song hong hinh 1

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc với tỉnh Thái Bình.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh có những thuận lợi song không ít khó khăn, kinh tế của tỉnh Thái Bình duy trì phát triển với tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7,96%, (đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố và thứ 7 vùng đồng bằng sông Hồng), cao hơn cùng kỳ năm 2023 (7,77%), trong đó công nghiệp tăng trưởng cao 17,42%.

Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định; xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện.

Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư và một số hoạt động quan trọng như gặp mặt động viên các doanh nghiệp, khởi công các dự án..., tạo khí thế sôi nổi ngay từ đầu năm, nâng cao nhận thức về tầm nhìn và mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

Đồng thời chỉ đạo quyết liệt việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, "điểm nghẽn", "nút thắt" trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thu hút đầu tư, nhất là FDI đạt kết quả tốt. Thu hút vốn đầu tư đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công; tập trung nguồn lực và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các dự án nhà ở.

Ước thực hiện giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 2.668,7 tỷ đồng, bằng 47,8% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, tổng vốn bố trí là 164.719 triệu đồng, đến hết tháng 6/2024 giải ngân được khoảng 41.090 triệu đồng, đạt tỷ lệ 26% tổng kế hoạch vốn.

Thu ngân sách nhà nước (nội địa) đạt kết quả tốt. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước thực hiện 13.924 tỷ đồng, đạt 71,4% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó thu nội địa ước đạt 4.529,5 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn, tỉnh tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện bao gồm: dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình (CT.08), dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Thái Bình, dự án khu công nghiệp Hải Long, dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình, khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ.

som dua thai binh tro thanh cuc tang truong moi cua khu vuc dong bang song hong hinh 2

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Thái Bình (Ảnh minh họa).

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh liên quan đến các vấn đề như: phê duyệt khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án cao tốc CT.08; hỗ trợ, hướng dẫn nhằm đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; chỉ tiêu phát triển đất công nghiệp...

Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đối với tỉnh trong thời gian qua;

Đồng thời nhấn mạnh bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay Thái Bình luôn chủ động, tích cực, quyết tâm cao trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chủ động đề ra các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Với quyết tâm nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa Thái Bình trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình đã hoàn thành xây dựng Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chất lượng cao, trong đó xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh và xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại I, đô thị trung tâm phát triển theo hướng thông minh, hiện đại, hội nhập bắt kịp xu thế phát triển mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đến nay, Thái Bình đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu và thực hiện các dự án đầu tư.

som dua thai binh tro thanh cuc tang truong moi cua khu vuc dong bang song hong hinh 3

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn ghi nhận, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức chung, song với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Thái Bình đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển bền vững, trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm.Các công trình trọng điểm được tỉnh chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt nhằm bám sát tiến độ đề ra.

Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thực hiện các dự án đầu tư hiện nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị trong thời gian tới tỉnh tiếp tục rà soát Quy hoạch tỉnh; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm trong đó có dự án cao tốc CT.08; tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và quan tâm hơn nữa tới công tác bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%

Bắc Ninh: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%

(CLO) Tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bắc Ninh tăng ở cả 3 gốc so sánh tháng trước, tháng cùng kỳ và tháng 12/2023 lần lượt là 0,18%; 3,86% và 1,32%.

Kinh tế vĩ mô
6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 11,13%

6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 11,13%

(CLO) Theo Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Hưng Yên tiếp tục đạt kết quả khá tích cực. Nổi bật, là chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 11,13% (kế hoạch năm tăng 8%) so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II/2024 của Bắc Ninh đạt 8,06%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II/2024 của Bắc Ninh đạt 8,06%

(CLO) Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý II/2024 của tỉnh đạt 8,06%, đã kéo tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,32% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước

(CLO) Quý II năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của tỉnh Bắc Ninh tăng 21,4% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động và đạt được doanh thu; các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới bắt đầu đem lại hiệu quả cho hàng xuất khẩu của tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình: Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chống khai thác IUU

Thái Bình: Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chống khai thác IUU

(CLO) Tỉnh Thái Bình kiên quyết xử lý nghiêm những chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình; đánh bắt hải sản sai vùng, vi phạm về nhật ký khai thác; ngăn chặn không để tàu cá vượt ranh giới vi phạm bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...

Kinh tế vĩ mô