(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở để các bộ, ngành xây dựng các bộ tiêu chí cụ thể phân hạng mức độ xanh cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế.
Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành chức năng, nghe báo cáo, cho ý kiến về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.
Tạo hành lang pháp lý để áp dụng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh
Báo cáo Phó Thủ tướng tại buổi làm việc, Thứ tưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia là khung cơ bản, cơ sở để xây dựng các tiêu chí kỹ thuật dưới hình thức các danh mục bổ trợ, chi tiết đối với các ngành, lĩnh vực cụ thể. Danh mục được xây dựng phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, tham chiếu và học hỏi từ danh mục phân loại của các quốc gia trên thế giới.
Dự thảo hệ thống ngành kinh tế xanh của Việt Nam được xây dựng dựa trên tham khảo và học hỏi từ các danh mục tiêu chuẩn trên thế giới, đồng thời điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với mục đích xây dựng và quốc gia hóa.
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia không trùng lặp, hay xung đột với Bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (Danh mục phân loại xanh) hiện đang được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì xây dựng.
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, trên cơ sở đánh giá hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, để từ đó chọn lọc các nhóm mục tiêu và đưa ra các định nghĩa, tiêu chí xác định mức độ xanh. Do đó, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia hướng đến xây dựng một công cụ thống nhất để đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế một cách toàn diện trên cơ sở thống kê các hoạt động, dự án đóng góp cho nền kinh tế xanh.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đóng vai trò rất quan trọng, cần được xem xét sớm ban hành làm cơ sở cho các bộ, ngành triển khai xây dựng hệ thống tiêu chí kỹ thuật phân loại xanh theo ngành, lĩnh vực nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thống kê quốc gia về kinh tế xanh
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tích hợp các tiêu chí xanh vào hệ thống kinh tế quốc dân nhằm triển khai các chủ trương lớn, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các chiến lược, kế hoạch, pháp luật về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Hệ thống phân loại xanh không chỉ hướng đến việc đưa các tiêu chí xanh vào hệ thống kinh tế hiện tại mà còn tích hợp một số ngành kinh tế mới như: Đầu tư và phục hồi môi trường tự nhiên, sử dụng công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ xử lý môi trường, năng lượng tái tạo…
Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở để các bộ, ngành xây dựng các bộ tiêu chí cụ thể phân hạng mức độ xanh cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế; đề xuất danh mục phân nhóm các ngành kinh tế xanh theo mức độ khác nhau.
Bộ KH&ĐT nghiên cứu, xây dựng hệ thống thống kê quốc gia về kinh tế xanh, làm cơ sở theo dõi, đánh giá; trong đó chú trọng một số chỉ tiêu quan trọng như mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với GDP, chỉ số phát thải trên GDP, chi tiêu Nhà nước và xã hội cho kinh tế xanh, biến đổi khí hậu, môi trường…
(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố.
(CLO) Ngày 22/1, chuyến công tác thăm, chúc Tết tại tỉnh Điện Biên của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến chung vui Tết sum vầy đầm ấm, thân tình và đầy ý nghĩa cùng nhân dân các dân tộc huyện Tủa Chùa và dự Lễ đóng điện trạm biến áp bản Nặm Cứm, xã Ngồi Cáy, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
(CLO) Ngày 22/1, nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ , thừa ủy quyền của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân Khu 7, đoàn cán bộ phòng Tuyên huấn Cục chính trị đã đến thăm, chúc Tết báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Cặp đôi rắn đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 có tên là Kim Tỵ và Ngân Tỵ. Ngân Tỵ (con cái) dài 25m và Kim Tỵ (con đực) dài 42m. Toàn thân Kim Tỵ và Ngân Tỵ uốn lượn 3 vòng đan xen lẫn nhau, tạo thành đế rộng hơn 11m.
(CLO) Quân đội Iran đang thử nghiệm các robot chiến đấu và phát triển công nghệ mới nhằm tăng cường năng lực quân sự, theo Chuẩn tướng Nozar Nemati, Phó Tư lệnh Lực lượng Lục quân.
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đề nghị phải xác định chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng vì đây là mấu chốt gây ra điểm nghẽn cản trở tiến độ các công việc khác quá trình triển khai đầu tư dự án.
(CLO) Đằng sau thỏa thuận ngừng bắn mà Israel và Hamas đạt được cuối tuần qua có dấu ấn của một nhân vật đặc biệt. Đó là Steve Witkoff, tỷ phú bất động sản người Mỹ được Tổng thống Donald Trump cử tới Trung Đông để phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán.
(CLO) Ngày 22/1/2025, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện thực hành nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân" nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 100 ngày, nhưng các điều kiện mà ông đưa ra cho Moscow vẫn chưa rõ ràng.
(CLO) Dù Trung Quốc trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Nga, nhưng hàng hóa nhập khẩu chỉ bù đắp tối đa 60% tổn thất từ các lệnh trừng phạt phương Tây.
(CLO) Ngày 22/1, VN-Index giảm 3,56 điểm (-0,29%), xuống 1.242,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 508,8 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 12.032 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hoá mạnh.
(CLO) Trung Quốc bứt phá với doanh số xe điện vượt 12 triệu chiếc năm 2024, dẫn đầu nhờ nhân tài phần mềm và công nghệ vượt trội từ các ‘ông lớn’ như CATL.
(CLO) Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Thỏa thuận khí hậu Paris không chỉ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về tài chính mà còn làm suy yếu các nỗ lực hợp tác toàn cầu trong hai lĩnh vực thiết yếu: y tế và môi trường.
(CLO) Ngày 22/1, chuyến công tác thăm, chúc Tết tại tỉnh Điện Biên của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến chung vui Tết sum vầy đầm ấm, thân tình và đầy ý nghĩa cùng nhân dân các dân tộc huyện Tủa Chùa và dự Lễ đóng điện trạm biến áp bản Nặm Cứm, xã Ngồi Cáy, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
(CLO) Chiều 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos năm 2025.
(CLO) Đây là nội dung của dự thảo Nghị định mới của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vừa được Bộ Nội vụ xây dựng.
(CLO) Để đối mặt với các thách thức đó trong kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng phải nắm bắt "kỷ nguyên thông minh" một cách tổng thể từ bốn khía cạnh khác nhau: từ khía cạnh địa chính trị, an ninh là hoà bình, hợp tác; từ khía cạnh kinh tế là phát triển nhanh và bền vững; từ khía cạnh môi trường là khai thác sử dụng bền vững; từ khía cạnh xã hội là tiến bộ, công bằng xã hội, không để lại ai phía sau.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo, phát triển xứng tầm với TPHCM và quan hệ giữa WEF với Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng, phát huy và lan tỏa ảnh hưởng tích cực của WEF, góp phần giải quyết các vấn đề của Việt Nam, khu vực và thế giới.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Karin Keller-Sutter nhất trí giai đoạn hiện nay là thời điểm thích hợp để nâng tầm quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ lên Đối tác toàn diện với các nguyên tắc và định hướng chung lớn, nhằm tạo đột phá, đưa quan hệ hai nước phát triển sâu sắc, toàn diện và thực chất hơn nữa trên bình diện song phương, cũng như hợp tác ở quy mô khu vực và toàn cầu.
(CLO) Chiều 21/1, sau một ngày làm việc với nhiều hoạt động sôi nổi, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu diễn ra tại thành phố Cần Thơ đã thành công tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ.