(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh, chủ trì phiên thảo luận. Diễn giả bao gồm: nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên; nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí; nhà báo Dương Văn Quang, phó tổng biên tập Báo Người Lao Động; ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam; bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nhà báo Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó Trưởng Ban Ca nhạc - HTV...
Báo chí bị vi phạm bản quyền dẫn đến suy yếu về kinh tế
Phát biểu khai mạc phiên họp, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh cho biết: Theo định hướng phát triển, đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. Để thực hiện tốt chiến lược này, một trong những thách thức lớn với chuyển đổi số báo chí là vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số. Nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, bảo vệ bản quyền báo chí còn giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch, xuyên tạc. Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập và phân tán trong việc phân định quyền quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và thiếu sự thống nhất cũng như phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng. Ngoài ra, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tác phẩm báo chí hiện nay còn chưa nghiêm. Và ở góc độ chủ thể và người sáng tạo nội dung, các nhà báo và cơ quan báo chí cũng còn lúng túng và chưa thật sự quyết liệt trong bảo vệ quyền lợi của mình.
Đánh giá về vấn đề vi phạm bản quyền hiện nay, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên cho rằng: Vấn đề vi phạm bản quyền hình thành một vòng luẩn quẩn, đó là báo chí bị vi phạm bản quyền dẫn đến suy yếu về kinh tế, từ đó phải chạy theo thị hiếu cơ bản của bạn đọc và phụ thuộc thêm vào quảng cáo, dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư cho báo chí chất lượng.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên.
Hệ quả là hầu hết các cơ quan báo chí đều chạy một hướng dễ dãi, dẫn đến nhu cầu bảo vệ bản quyền trở nên “không cần thiết”. Bởi cần gì bản quyền nữa nếu các báo và tạp chí đều cùng cung cấp những tin tức cơ bản một màu như nhau, và hơn kém chỉ là cách giật tít sao cho tăng được view?
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn kiến nghị: chúng ta cần nghiên cứu hình thành được một liên minh bản quyền báo chí? Một liên minh của tất cả các cơ quan báo chí để hiệu lực thực tế của nó mang tính bao trùm. Đây liên minh giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý báo chí - truyền thông cũng như các doanh nghiệp, tổ chức có lợi ích trong ngành báo chí - truyền thông.
"Liên minh phải thống nhất được những “luật chơi” có tính bắt buộc với tất cả các bên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “bảo chứng” cũng như đứng ra làm “trọng tài” phân xử khi cần đưa ra những quyết định chế tài. Ngoài ra, cần phát huy tính chất “hiệp hội” của liên minh để một số chế tài không nhất thiết thông qua cơ quan quản lý nhà nước mà vẫn đạt được hiệu quả răn đe" nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn chia sẻ.
Không tạo thành một thói quen trong việc vi phạm bản quyền
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả cho biết, sản phẩm báo chí ở Việt Nam là đối tượng được bảo hộ bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ, thậm chí được bảo vệ ở tất cả các nước trên thế giới (Việt Nam là một trong các thành viên tham gia một số công ước). Công nghệ 4.0 có nhiều lợi ích, tạo ra nhiều cơ hội trong việc tiếp cận sản phẩm báo chí. Nhưng nó cũng tạo ra những thách thức cho chủ sở hữu có các tác phẩm báo chí.
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả.
Bà Phạm Thị Kim Oanh nhấn mạnh, "câu hỏi đặt ra là chúng ta, mỗi người làm báo đã tôn trọng quyền của những người khác chưa? Chúng ta có tôn trọng khi lấy nội dung tác phẩm báo chí khác ghi rõ nguồn hay chưa? Đây là gợi ý mà tôi nghĩ các tòa soạn cần rà soát trong quá trình thực hiện".
"Các mạng xã hội lấy sản phẩm báo chí của chúng ta, nhưng trước tiên tôi thấy rằng bản thân các anh chị báo chí chúng ta cũng cần tôn trọng, phải tạo ra những sản phẩm sạch cho riêng mình... Mỗi người làm báo muốn tác phẩm báo chí của mình được bảo vệ, điều đầu tiên cần thực hiện các quy định mà pháp luật đã được ban hành, nếu xuề xoà, nghĩ rằng chỉ là báo nọ lấy của báo kia, cho rằng tất cả cũng là đồng nghiệp. Tuy nhiên nếu chúng ta không làm nó sẽ thành một thói quen trong việc vi phạm bản quyền mà không bị xử lý gì hết, tôi mong rằng sau Hội Báo lần này chúng ta sẽ làm mạnh mẽ hơn" Phó Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả chia sẻ thêm.
Nói về vấn đề vi phạm bản quyền báo chí trên các nền tảng mạng xã hội, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí cho biết: Nhiều fanpage như Không Sợ Chó, Theanh28... có số lượng người đăng ký lớn, sử dụng nội dung, hình ảnh của các bài báo Dân trí và nhiều tờ báo khác để đăng tải nhằm kéo lượt xem, tương tác, từ đó khai thác quảng cáo, thu lợi nhuận mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
Nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí.
Hành vi vi phạm đã phát triển theo hướng tinh vi hơn, đặc biệt trên các nền tảng sử dụng video ngắn như Tiktok, Facebook Reels và Youtube. Những đối tượng này thay vì dẫn lại toàn bộ thì trích dẫn, đăng tải một phần nội dung. Rất nhiều trường hợp, khi phóng viên hoặc người có trách nhiệm của báo liên hệ nhắc nhở, họ lập tức chặn– cắt liên hệ, để người có trách nhiệm không thể phản hồi, tố cáo sai phạm.
Chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện những giải pháp bảo vệ bản quyền ở cơ quan mình, nhà báo Phạm Tuấn Anh chia sẻ: Cần chủ động đấu tranh công khai, trực diện các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền trên báo chí Ủy quyền cho bên thứ 3 (luật sư, tổ chức hành nghề luật, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép) nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo cách chuyên nghiệp nhất.
Các diễn giả dự tọa đàm chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số".
Ngoài ra, cũng nên hình thành trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí có sự tham gia của các bên báo chí, công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước.
Cần mạnh tay sử dụng công cụ pháp lý
Tại phiên thảo luận, nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động cho biết, báo đã giăng “ăng-ten” khắp nơi để nắm bắt được các trường hợp tác phẩm của mình bị sử dụng trái phép.
Nhà báo Dương Quang chia sẻ: giữa năm 2023, phóng viên ảnh Báo Người Lao Động đã bắt gặp một bức ảnh quý của mình có mặt trong biển quảng cáo nhãn hàng của một tập đoàn lớn nước ngoài. Biết đích xác là ảnh của mình, anh đã nhờ luật sư tư vấn và phản ánh với tập đoàn nước ngoài. Trải qua nhiều bước thương lượng, lập hợp đồng mua bán ảnh; cuối cùng, đến cuối năm 2023, tập đoàn ấy phải trả nhuận ảnh hàng trăm USD cho phóng viên.
Nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động.
Hay mới đây đến đầu năm 2024, khi báo Người Lao Động đăng phóng sự ảnh về một lễ hội ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An với một series gần 50 tấm hình và những shot quay đặc sắc. Tuy nhiên, phóng sự ảnh này bị lấy lại, xử lý cho khác nguyên gốc, phát trên fanpage, kênh Youtube và TikTok của một đài phát thanh - truyền hình tầm cỡ cấp tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
“Họ đã biến phóng sự ảnh này thành video, đưa AI tự động đọc text, toàn bộ ảnh tĩnh được xử lý lại dạng flash nhằm né bị Google "đập gậy" bản quyền, đặc biệt là không hề ghi nguồn dẫn” nhà báo Dương Quang thêm và cho biết, qua kiểm tra, đài phát thanh - truyền hình này chưa được báo Người Lao Đông cho phép khai thác lại tác phẩm. Nếu có được cho phép thì các cơ quan, đơn vị khác không được tự ý thay đổi nội dung, xáo trộn bố cục, đặt lại tiêu đề, ảnh và chú thích ảnh mà phải ghi rõ nguồn “theo Báo Người Lao Động”, kèm link.
Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động cho rằng, cần mạnh tay sử dụng công cụ pháp lý đối với những cá nhân, tổ chức ngoài ngành báo chí - truyền thông, kể cả các báo - đài đồng nghiệp có hành vi khai thác trái phép tác phẩm của mình nhằm thu lợi riêng.
Ứng dụng công nghệ nâng cao khả năng hỗ trợ đăng ký bản quyền
Ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam).
Trong phần tham luận của mình, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) cho rằng, hiện nay, tài sản số trong lĩnh vực báo chí đã được hình thành.
Ông Chung cho biết, các hình thức đánh cắp tài sản trên nền tảng số điển hình bao gồm: Chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả; phân phối, xuất bản tác phẩm giả mạo; sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm không có sự đồng ý của tác giả; sao chép tác phẩm không có sự đồng ý; làm tác phẩm phái sinh không có sự đồng ý; sử dụng tác phẩm nhưng không trả tiền bản quyền với chủ sở hữu.
Việc ứng dụng công nghệ sẽ có khả năng hỗ trợ đăng ký bản quyền, kiểm duyệt và phân phối nội dung tự động, liên kết truyền thông nội dung số; hỗ trợ pháp lý, phát hiện và cảnh báo vi phạm.
"Thời gian qua Trung tâm bản quyền số đã xây dựng Trục bản quyền số quốc gia giúp các đơn vị có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ bản quyền", ông Chung thông tin.
Nhà báo Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó Trưởng Ban Ca nhạc - HTV.
Chia sẻ về những khó khăn, bất cập về pháp lý hiện nay, nhà báo Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó Trưởng Ban Ca nhạc - HTV chia sẻ: Pháp luật về sở hữu trí tuệ trên đường hoàn thiện, chưa có quy định chi tiết, đôi khi gây mơ hồ trong cách hiểu và áp dụng, trong khi đó nhận thức về bản quyền còn thấp. Hình thức vi phạm bản quyền trên hạ tầng số ngày càng tinh vi và phức tạp.
Nhà báo Huỳnh Thị Hoàng Lan cho rằng, chúng ta cần có đội ngũ chuyên trách. Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục cụ thể hóa các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho việc thực thi bản quyền trên hạ tầng truyền hình và hạ tầng số và đảm bảo quyền lợi cho các cơ quan báo chí trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Ngoài ra, các đài truyền hình cần liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và khai thác nội dung số nhằm tận dụng các thế mạnh của các hạ tầng, giảm thiểu xung đột bản quyền.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm dự phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số".
(CLO) Sáng ngày 31/3/2025, tại Lào Cai đã diễn ra lễ khởi công xây dựng cầu bắc qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bản Vược (Lào Cai) - Bá Sái (Trung Quốc). Sự kiện trọng đại này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, hứa hẹn mở ra những cơ hội phát triển mới cho Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung.
(CLO) Sáng 31/3 (tức ngày mùng 3/3 âm lịch), nhiều người dân Thủ đô đã đến các chợ, cửa hàng truyền thống mua bánh trôi, bánh chay về cúng gia tiên nhân ngày Tết Hàn thực.
(CLO) Sáng 31/3, đã có ít nhất 4 trận động đất xảy ra tại khu vực huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum. Trong đó chỉ chưa đầy 1 giờ đã có 3 trận xảy ra liên tiếp vào lúc vào hơn 4h sáng và vào khoảng 9h28 tiếp tục xảy ra động đất ở khu vực trên.
(CLO) Mẫu xe điện Mazda 6e, Volvo EX90 hay BYD Shark 6 nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên về Việt Nam, bên cạnh một số phiên bản cập nhật Honda HR-V và Hyundai Creta 2025…
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Tuần từ 24-28/3, NHNN bơm ròng gần 800 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, trong khi lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ xuống mức 3,88%. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá USD/VND vẫn được dự báo sẽ tiếp diễn do yếu tố quốc tế.
(CLO) Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết định truy nã đối với 2 đối tượng Nguyễn Văn Long và Phan Văn Kha liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền hơn 10 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ TAND tỉnh Gia Lai cho biết, đã có quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm để điều tra bổ sung đối với bị can Ngô Thanh Thí.
(CLO) Sáng 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam. Chương trình IAPP 2025 do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp thực hiện.
(CLO) Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh có cảnh quan nhiên thiên tuyệt đẹp với núi non hùng vĩ, hang động kỳ ảo và có một làng chài cổ sinh sống lâu đời. Ở hiện tại, nơi đây là địa điểm du lịch lý tưởng thu hút số đông du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, khám phá.
(CLO) Ảnh vệ tinh mới nhất đã hé lộ mức độ tàn phá kinh hoàng sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tại Myanmar, với hàng loạt tòa nhà bị san phẳng và số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng.
(CLO) Tân Thủ tướng Greenland, ông Jens-Frederik Nielsen, vừa có tuyên bố cứng rắn rằng Mỹ sẽ không thể kiểm soát hòn đảo này, khẳng định quyền tự quyết thuộc về chính người dân Greenland.
(CLO) Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”. Đây là một trong số các chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm Chủ nhật tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) mong muốn hợp tác với Mỹ nhưng khối này sẽ đoàn kết đáp trả nếu Washington áp thuế thép và nhôm, buộc khối này phải hành động.
(CLO) Một cô gái đang đi xe máy phát hiện xe ô tô chở gỗ lớn trên đường có hiện tượng rơi xuống đã nhanh chân vứt xe, bỏ chạy thoát hiểm trong tích tắc.
(CLO) Những người có sức ảnh hưởng đang biến mạng xã hội thành những sân khấu phơi bày đời tư. Giới trẻ, thay vì thụ động theo dõi, đang tích cực tham gia vào những cuộc điều tra, phán xét mà không biết nhận thức và sức khỏe tinh thần đang bị bào mòn, trong khi các nền tảng mạng xã hội dường như 'vô can' trước làn sóng độc hại này.
(CLO) Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.
(CLO) Ngày 30/3, tại TP. Hải Phòng, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra, mang theo những món quà thiết thực dành cho người dân vùng biển.
(CLO) Chiều 29/3, nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(CLO) Ngày 29/3, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp với các nhà tài trợ trao học bổng cho học sinh khó khăn và bàn giao công trình bổ sung cho Trường THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
(CLO) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội báo chí Quảng Trị” nhằm chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
(CLO) Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng ứng dụng, dịch vụ và thông tin trên mạng Internet trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị Pytopia (TP Tuy Hòa), Báo Phú Yên đã long trọng tổ chức hội nghị Cộng tác viên - Bạn đọc năm 2024. Sự kiện nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên và bạn đọc, đồng thời chia sẻ những thành tựu và kế hoạch hoạt động của báo trong thời gian tới.
(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
(CLO) Chiều 28/3, Báo Nhân Dân đã tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?" nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4). Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế và tâm lý học, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.