Sơn La: Phóng viên bị “gây khó” khi tác nghiệp tại phiên tòa công khai?

Thứ hai, 13/05/2019 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân để tham dự đưa tin phiên tòa công khai tại Tòa án tỉnh Sơn La. Tuy nhiên Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa vẫn khăng khăng cho rằng, không có thẻ nhà báo thì không hợp pháp để tác nghiệp tại tòa?

Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La

Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La

Cản trở phóng viên tác nghiệp?

Ngày 9/5/2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự liên quan đến việc cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Dự án xây dựng Trường THCS Khu tái định cư Phiêng Nèn, Sơn La.

Mặc dù phóng viên đã đến trước giờ xét xử và xuất trình đầy đủ giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân để dự phiên toà, nhưng, vị Chủ tọa, Thẩm phán tòa vẫn không đồng ý cho phóng viên tác nghiệp trong phiên tòa. Dù phóng viên đã nhiều lần giải thích về quy định tác nghiệp khi chưa được cấp thể nhà báo, và liên tục giải thích việc Giấy giới thiệu có nội dung làm việc cụ thể, có giá trị pháp lý cho phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa nhưng Chủ tọa phiên tòa vẫn khăng khăng không chấp nhận.

Trao đổi với phóng viên về sự việc nêu trên, các Luật sư cho biết: “Theo Luật Báo chí 2016. Đối với trường hợp phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo, tuy trong Luật không quy định cụ thể, nhưng thực tế thì cơ quan báo chí có thể cấp giấy giới thiệu để phóng viên đi tác nghiệp. Việc không chấp nhận giấy giới thiệu hợp pháp, với mục đích tác nghiệp hợp pháp, là hành vi cản trở báo chí hoạt động.

Trong Nghị định 159, danh xưng “phóng viên” được đặt bên cạnh danh xưng “nhà báo” và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.

Thực tế, phóng viên chưa có thẻ nhà báo (phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu) vẫn được bảo vệ các quyền lợi khi tác nghiệp. Ngay từ Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014, đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo. Tại điều 7 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy đinh rõ các mức xử phạt khi cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp.

Vì vậy, Nghị định 159, danh xưng “phóng viên” được đặt bên cạnh danh xưng “nhà báo” và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu… Do đó, phóng viên khi chưa có thẻ nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật (có giấy giới thiệu) vẫn sẽ được bảo vệ quyền khi tác nghiệp”.

Như vậy, việc Chủ tọa phiên tòa gây khó khăn, không  tạo điều kiện tác nghiệp cho phóng viên theo quy định là hành động ngăn cản phóng viên tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án hình sự Cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Dự án xây dựng Trường THCS Khu tái định cư Phiêng Nèn, Sơn La.

Vụ án xây trường tại Khu TĐC Phiêng Nèn

Được biết liên quan đến vụ án trên, trước đó, ngày 25/9/2017, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Hoàng Ngọc Mạnh và các bị cáo khác do có kháng cáo đối với bản án hình sự Sơ thẩm số 142/2016/HSST ngày 26/9/2016 của TAND tỉnh Sơn La. Kết quả, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên huỷ bản án Sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La điều tra lại.

Tại Bản án hình sự Sơ thẩm số 142/2016/HSST ngày 26/9/2016, TAND tỉnh Sơn La tuyên: Các bị cáo Đinh Bá Vương, Hoàng Ngọc Mạnh, Lò Đức Anh, Nguyễn Thế Lãm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”; các bị cáo Lừ Văn Quý, Nguyễn Văn Nghĩa, Vũ Tiến Triển phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tòa tuyên phạt Hoàng Ngọc Mạnh 05 năm tù, Lò Đức Anh 03 năm tù, Nguyễn Thế Lãm 03 năm tù. Lừ Văn Quý 03 năm tù treo, phạt Nguyễn Văn Nghĩa 03 năm tù và Vũ Tiến Triển 03 năm tù.

Tại bản án số 645/2017/HSPT ngày 25/9/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội đã chỉ ra những thiếu sót của toà án cấp sơ thẩm trong đó có việc bỏ lọt tội phạm và chưa xem xét toàn diện vụ án.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Minh Chí

Tin khác

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án
Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, vị trí bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính của Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh (cụm bến xã Lê Ninh); thuận lợi về yếu tố giao thông và phù hợp để hoạt động vận tải đường thủy.

Vụ án