(CLO) Theo các chuyên gia, tinh thần Thăng Long, khát vọng về một Thủ đô “Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại” sẽ là động lực để Hà Nội đưa ý tưởng đến hiện thực, và sông Hồng đóng vai trò là một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa - Hà Nội nay - Hà Nội tương lai.
Tại Hội thảo khoa học "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, diễn ra ngày 21/3, nhiều ý kiến tham luận đã làm nổi bật vai trò của sông Hồng trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội cũng như đóng một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa - Hà Nội nay - Hà Nội tương lai.
Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh tham luận tại Hội thảo
Theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, ngay từ khi mới hình thành, lịch sử kinh thành Thăng Long đã gắn liền với sông Hồng, tuyến giao thông và giao thương quan trọng của Kinh thành.
Do nhu cầu phòng chống lũ, trị thủy sông Hồng để bảo vệ các khu dân cư đô thị, xuyên suốt quá trình lịch sử, hệ thống đê điều hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng dần dần được hình thành và gia cố, từ các đoạn đê riêng lẻ đã liên kết thành các tuyến đê dọc theo hai bờ sông. Tuy đóng vai trò quan trọng trong phòng chống lũ, song về phát triển không gian, vô hình chung hệ thống đê chống lũ đã tạo nên sự ngăn cách sông Hồng với không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện đại ngày nay.
Qua các thời kỳ phát triển, việc xóa nhòa sự ngăn cách về không gian, tận dụng và phát huy tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, đưa dòng sông trở thành nhân tố phát triển của Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” luôn được đề cao, tập trung nghiên cứu trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác, các đồ án quy hoạch liên quan.
Với các định hướng đó, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn.
Hình thành trục không gian trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, đảm bảo không gian thoát lũ, tạo đột phá trong việc khai thác tiềm năng khu vực hai bên sông, kết nối những giá trị văn hóa lịch sử với đời sống đương đại. Tạo nên những giá trị mới cho Thành phố nghìn năm văn hiến, thúc đẩy nền kinh tế, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Thay vì “quay lưng” vào dòng sông, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã đặt nền móng phát triển Thành phố theo hướng “nhìn sông, tựa núi”; đồng thời, tiếp nối những giá trị văn hóa, nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là gắn môi trường sống của con người với cảnh quan thiên nhiên.
Để hiện thực hóa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, quá trình triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư rất cần được xem xét kỹ, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thực sự triển khai các dự án, ưu tiên các dự án trong lực văn hóa, du lịch, các không gian sáng tạo đem lại sự sôi động, náo nhiệt, hình ảnh của một Thủ đô hiện đại, năng động; xứng tầm thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.
Sông Hồng là nhân tố kết nối Hà Nội xưa - Hà Nội nay - Hà Nội tương lai
Tinh thần Thăng Long, khát vọng về một Thủ đô “Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại” sẽ là động lực để Hà Nội đưa ý tưởng đến hiện thực, và sông Hồng đóng vai trò là một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa - Hà Nội nay - Hà Nội tương lai.
Còn GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cho biết, sông Hồng là dòng sông lớn nhất ở miền Bắc, được hợp thành từ 3 phụ lưu chính là sông Thao, sông Đà, sông Lô.
Sông Hồng đóng vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình hình thành và biến đổi của vùng châu thổ, cùng với toàn bộ diễn tiến lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa của nó, đặc biệt là khu vực Hà Nội - trung tâm của châu thổ.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô. Ngày 25/3/2022, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000, tập trung nguồn lực xây dựng các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn, các công trình công cộng hiện đại tầm vóc quốc tế và phát huy giá trị các công trình di sản hai bên sông, góp phần khẳng định tầm thế mới của Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại vào năm 2030.
Để thực hiện được mục tiêu này, một điều kiện tiên quyết là phải phát triển hiện đại và đồng bộ cả hệ thống giao thông bộ và hệ thống giao thông thủy trên sông và hai bên bờ sông Hồng. Hệ thống đường bộ ven sông kết nối với các tuyến đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 3,5 và Vành đai 4 của đô thị trung tâm.
Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 cầu: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc và trong quy hoạch giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ xây dựng thêm 7 cầu nữa là Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5) và cầu Phú Xuyên.
Hệ thống giao thông thủy dọc theo sông Hồng và các chi lưu cũng đang được khôi phục và từng bước hiện đại hóa, vừa khai thác tối đa lợi thế của các tuyến giao thông đường thủy, vừa góp phần giảm áp lực giao thông nội đô và tạo động lực phát triển bền vững toàn vùng Thủ đô.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Hà Nội ngày nay đang hội đủ được các điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, trở lại với điều kiện tự nhiên vốn có, với nhịp sống của thiên nhiên, với bề dày truyền thống ngàn năm Văn hiến - Anh hùng và đang vươn lên hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và của thời đại.
Ngày 3/3/2023, Chủ tịch UBND TP ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng đến năm 2025 thành các quận nội thành, riêng Đông Anh và Gia Lâm sẽ trở thành quận nội thành ngay trong năm 2023. Tất cả các quận, huyện này đều nằm ở hai bên bờ sông Hồng, trong đó, hai huyện đi đầu là Đông Anh và Gia Lâm đều nằm ở tả ngạn.
Đây là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của dòng sông Hồng lịch sử, phát triển Thủ đô cân đối - hài hòa, nhanh - mạnh - bền vững, vươn xa và tỏa rộng ra cả hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng.
(CLO) Bức tranh tài chính năm 2024 của Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến, chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường tại Thanh Hóa, cho thấy nhiều dấu hiệu kém khả quan với lợi nhuận sụt giảm và quy mô tài sản co hẹp đáng kể.
(CLO) Ngày đầu tiên đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy đã có 474 biển số được được đấu giá thành công với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng. Trong đó biển số có giá trị đấu giá cao nhất lên đến hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hậu Lộc vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 4, thuộc dự án "Tuyến đường giao thông nối đường tỉnh 526 với đường 526B".
(CLO) CTCP Tư vấn xây lắp thương mại Sông Hồng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp 1, thuộc Dự án "Xây dựng Quảng trường văn hóa, thể dục thể thao huyện Cần Giờ".
Với sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi dành cho bất động sản nhà ở. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp người dân, đặc biệt là người trẻ có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước. Từ đó, thị trường bất động sản năm 2025 cũng tăng trưởng tích cực hơn.
(CLO) Một vụ sập mái thảm khốc tại một hộp đêm ở thủ đô của Cộng hòa Dominica đã khiến ít nhất 66 người thiệt mạng, bao gồm một ca sĩ nổi tiếng, một thống đốc tỉnh và cựu cầu thủ bóng chày nhà nghề Mỹ vào thứ Ba.
(CLO) Chiều 8/4 tại Hà Nội, chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” do Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
(CLO) Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Xây dựng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
(CLO) Công ty đóng tàu quân sự lớn nhất của Mỹ, Huntington Ingalls Industries (HII), vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực đóng tàu hải quân.
(CLO) Ngày 8/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-27 của Nga đã được phóng từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan, mang theo hai phi hành gia Nga Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky cùng với phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim (thuộc NASA), hướng đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
(CLO) Đội tuyển U17 UAE sẽ không có được lực lượng mạnh nhất ở trận đấu với U17 Việt Nam, quyết định vé vào tứ kết VCK U17 châu Á cùng suất dự World Cup.
(CLO) Tiền vệ Declan Rice xuất sắc ghi 2 bàn vào lưới đối thủ, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại ĐKVĐ Real Madrid tỷ số 3-0 ở lượt đi tứ kết Champions League, rạng sáng 9/4 (giờ Việt Nam).
(CLO) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định quy định rõ: văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác trên công báo điện tử.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo xử lý đối với kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam.
(CLO) Theo Sở Y tế Hải Dương, đến nay, tỉnh đã thực hiện vượt 8 trong số 14 chỉ tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đặt ra đến hết năm 2025.
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.
(CLO) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Trong đó, nghị định quy định bất động sản vô chủ là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).