Sự thật khủng khiếp về nạn buôn người

Thứ hai, 14/09/2015 10:00 AM - 0 Trả lời

Cuộc khủng hoảng di dân bất hợp pháp bắt nguồn từ những bất ổn ở Trung Đông và vấn đề sắc tộc ở Đông Nam Á đã là mảnh đất màu mỡ để nạn buôn người hoành hành tại nhiều quốc gia và gây nên bao hệ lụy khủng khiếp cho hàng triệu con người trên khắp thế giới.

Sự kiện: buôn người

(NB-CL) - Cuộc khủng hoảng di dân bất hợp pháp bắt nguồn từ những bất ổn ở Trung Đông và vấn đề sắc tộc ở Đông Nam Á đã là mảnh đất màu mỡ để nạn buôn người hoành hành tại nhiều quốc gia và gây nên bao hệ lụy khủng khiếp cho hàng triệu con người trên khắp thế giới.

Phần nổi của tảng băng

Đó là thực trạng đau lòng không thể chối cãi khi nói về cuộc khủng hoảng di dân bất hợp pháp đang diễn ra từ Á, Phi sang châu Âu. Theo LHQ, hơn 35.000 người tị nạn và di cư trái phép đã đến miền Nam châu Âu từ đầu năm 2015 đến nay, khoảng 1.600 người trong số đó đã chết. Đã xảy ra chuyện có 900 người di cư chết ngoài khơi bờ biển Libya sau khi một tàu chở người di cư bị bọn buôn người đánh chìm. Mới đây nhất, dư luận đã bàng hoàng trước vụ 71 người di cư chết ngạt trong thùng xe tải ở biên giới Áo – Hungary. Tuy nhiên, ông Patrik Engstrom, một lãnh đạo cảnh sát Thụy Điển, khẳng định thảm kịch 71 người chết ngạt trong thùng xe chỉ là phần nổi tảng băng. “Mỗi ngày, mỗi giờ có hàng nghìn người bị đưa đi trong hoàn cảnh tồi tệ. Có nhiều người chết nhưng chúng ta không biết” - ông Engstrom nhấn mạnh. Một loạt vụ đắm tàu trên biển xảy ra đã khiến hơn 2.600 người chết đuối khi những con thuyền chở các di dân gặp nạn giữa biển khơi.

[caption id="attachment_43929" align="aligncenter" width="800"]Nạn buôn người hoành hành tại nhiều quốc gia Nạn buôn người hoành hành tại nhiều quốc gia[/caption]

Cảnh sát Thái Lan và Malaysia từng phát hiện những ngôi mộ tập thể chôn thi thể 175 người nghi là người nhập cư ở dọc biên giới cả hai nước. Nhiều thông tin cho biết những kẻ buôn người thường giữ những người Rohingya nhập cư để đòi tiền chuộc và tra tấn họ cho đến khi nào người thân của họ trả tiền. Nếu thân nhân của người Rohingya không trả tiền chuộc thì những người này bị bán cho các ngành công nghiệp đánh bắt cá để làm lao động như nô lệ hoặc bị buộc phải làm việc cho các trại trong rừng rậm hoặc bị đẩy lênh đênh trên các đại dương làm mồi cho cá. Ngay cả sau khi vào Malaysia, những người Rohingya, gồm cả phụ nữ và trẻ em, vẫn còn bị giam ở Penang và các bang khác ở phía Bắc cho đến khi được trả tiền chuộc. Nếu tiền chuộc không được thanh toán, người Rohingya sau đó bị ép làm nô lệ hay bị giết.

Các nhà chức trách nhận định, những tổ chức buôn người ở khu vực Balkans khác nhau về quy mô và thủ đoạn. Chúng thường là nhóm tội phạm có tổ chức ở địa phương muốn lợi dụng cơ hội kiếm tiền. Chúng thuê những người Syria hay Afghanistan làm “môi giới” và liên hệ với những “khách hàng” tiềm năng. Nếu di dân nào có nhiều tiền, những kẻ buôn người có thể làm hộ chiếu giả, xin thị thực và đưa họ vé máy bay tới Châu Âu.

Trong số hàng ngàn người Rohingya trốn từ Myanmar sang Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, Pakistan, Saudi Arabia và kể cả Trung Quốc, chỉ một bộ phận nhỏ trong số những người này đến được nơi cần đến, phần còn lại bị bỏ lênh đênh trên biển hay bị đưa vào các trại tị nạn ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Khoảng 50.000 người Rohingya chạy sang Bangladesh lần đầu tiên vào năm 1978 và sau đó trong những năm 1991-1992. Hiện nay, có khoảng 32.000 người tị nạn trong các trại của UNHCR tại Bangladesh, trong khi ước tính có khoảng 50.000 người sống bên ngoài trại. Theo UNHCR, khoảng 14.000 người Rohingya sống ở Malaysia và 13.000 sống ở Thái Lan, nhưng con số không chính thức có thể cao hơn nhiều. Sau khi bọn buôn người đưa những người Rohingya đến Thái Lan bằng tàu chở hàng, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn như tra tấn, nhốt trong rừng sâu để buộc thân nhân những người Rohingya trả tiền chuộc từ 1.500 đến 2.000 USD sau đó đẩy họ sang Malaysia.

Mô hình kinh doanh quá béo bở

Nhật báo Mỹ Washington Post dẫn lời ông Robert Crepinko, lãnh đạo đơn vị chống tội phạm có tổ chức của Europol, cho biết có nhiều băng đảng tội phạm đang chuyển từ hoạt động buôn ma túy sang buôn người vì lợi nhuận quá lớn. “Số hành vi tội phạm tăng vọt theo tỉ lệ thuận với số người di cư đổ vào châu Âu. Bởi đây là mô hình kinh doanh tội phạm quá béo bở” - ông Patrik Engstrom nhận định. Theo báo New York Times, Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner cho biết hoạt động buôn người ở châu Âu hiện đã phát triển thành mô hình kinh doanh trị giá hàng tỉ USD. Theo ước tính của Liên hiệp quốc (LHQ), năm 2013, hoạt động buôn người mang về doanh thu 32 tỷ USD. Năm 2005, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ước tính con số này là 31,6 tỷ USD. Năm 2008, LHQ ước tính khoảng gần 2,5 triệu người từ 127 quốc gia khác nhau đã được bán vào 137 quốc gia trên thế giới. Chi phí trung bình của một nạn nhân hiện nay phải trả cho bọn buôn người là 90 USD. Các nhóm buôn người đang hoạt động dữ dội ở khắp khu vực, từ Bulgaria, Hungary, Macedonia, Romania cho đến Serbia. Đại tá Gerald Tatzgern, lãnh đạo đơn vị cảnh sát chống buôn người của Áo, khẳng định chỉ riêng ở Hi Lạp đã có tới 200 đường dây chuyên đưa người di cư từ Trung Đông và châu Phi vào châu Âu. Ông Rob Wainwright, đại diện Cảnh sát châu Âu (Europol), ước tính hiện có 30.000 cá nhân đang làm việc trong các mạng lưới đưa người di cư vào châu Âu.

Thụy Điển cùng Đức hiện là hai điểm đến hàng đầu của những người di cư từ Trung Đông. Ông Engstrom tiết lộ cảnh sát Thụy Điển từng phát hiện một số nhóm tội phạm đưa người di cư vào nước này bằng ôtô, thậm chí cả bằng máy bay. Với mỗi vé máy bay từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Thụy Điển, người di cư phải trả tới 10.000 USD. Khi tới Thụy Điển, họ sẽ được hướng dẫn xin tị nạn chính trị.

Do di chuyển ở châu Âu khó khăn, chi phí người di cư phải bỏ ra càng gia tăng” - chuyên gia Tuesday Reitano, thuộc Sáng kiến toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cho biết. “Bảng giá” mà những kẻ buôn người “niêm yết” cho mỗi lộ trình khác nhau. Điều tra của Europol và cảnh sát Thụy Điển cho thấy để đi thuyền từ tây Libya vượt Địa Trung Hải tới Lampedusa, Ý, mỗi người di cư phải trả 900 USD. Một vé tàu từ Bodrum (Thổ Nhĩ Kỳ) tới Kos (Hi Lạp) tốn 1.000 - 2.000 USD. Đi đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức tốn kém tới 10.000 - 12.500 USD. Vấn đề là người di cư luôn phải trả tiền trước cho mỗi chặng đường, do đó bọn buôn người không hề quan tâm đến sự an toàn của họ.

Những kẻ buôn người sử dụng Facebook và các mạng xã hội khác để quảng cáo về “ngành kinh doanh buôn người” (có thể có giá trị hàng tỷ USD), thương lượng giá cả và sắp xếp địa điểm, thời gian... cho những người di cư và tị nạn để đưa họ sang Châu Âu. Để thực hiện giấc mơ đổi đời, người muốn di cư phải liên lạc với các công ty thông qua Facebook hoặc trực tiếp liên hệ tới một số điện thoại bằng các ứng dụng miễn phí. Tiền sẽ được chuyển trước và sau đó người nhập cư sẽ nhận được thông báo địa điểm, ngày giờ qua điện thoại.

Một số người tị nạn Syria đã tìm ra cách rẻ hơn, an toàn hơn và cũng vòng vèo hơn để tới Châu Âu. Cảnh sát Na Uy cho biết, 170 di dân, chủ yếu đến từ Syria, đã vượt qua biên giới Storskog và băng qua cực bắc Na Uy để nhập cảnh trái phép vào nước này. Mối quan hệ thân thiết giữa Moscow và Damascus giúp di dân Syria dễ dàng xin thị thực đến Nga và từ đó sang Na Uy – quốc gia ký kết hiệp ước về đi lại tự do Schengen. Trong khi đó, cảnh sát Thụy Điển đã chỉ ra những cách các di dân nhập cảnh trái phép vào nước này, chẳng hạn như ngồi trong xe du lịch đi qua cầu.

Tom Rollins, một nhà báo làm việc về tị nạn ở Địa Trung Hải nói rằng, các mạng lưới buôn người thường bao gồm cả người môi giới giữa người nhập cư tiềm năng và người điều hành các tàu thuyền. Môi giới có thể nhận đến 10 pound Ai Cập (1,15 EUR) trên mỗi đầu người giới thiệu cho bọn buôn người với các nhà điều hành tàu thuyền (có khi chỉ là những ngư dân thông thường). Đám buôn người sau đó thông qua môi giới đẩy người tị nạn và di dân kinh tế cho các nhà khai thác tàu thuyền mà không cần biết số phận của họ sẽ ra sao. Chi phí của việc đảm bảo đi nhờ trên một con tàu được ước tính vào khoảng 1.500USD đến 3.000USD.❏

Nguyễn Hà

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức