Sứ mạng của toàn dân

Thứ sáu, 03/04/2015 14:23 PM - 0 Trả lời

Sứ mạng của toàn dân

Congluan.vn


Mở đầu cho chuỗi lo âu này là việc công bố hàng loạt hãng nước đóng chai bị đóng cửa vì nhiễm khuẩn. Những chai nước “tinh khiết” của các hãng quen thuộc, có mặt đầy rẫy trên thị trường như ACUA VIDA, AQUAPHAR, GOLF, AQUARAN, HAVINA, SAIGON TOURST, NICE WATER, E – BA.. khi xét nghiệm đều nhiễm bẩn và ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Sức khỏe và cả tính mạng người tiêu dùng bị đe dọa và không ai chịu trách nhiệm.

Vụ việc đang dấy lên sự lo ngại thì tiếp sau đó là vụ gãy dầm cầu chợ Đệm làm một người chết và một người bị thương nặng. Nguyên nhân được cho là do sơ suất của công nhân và chất lượng của dầm cây cầu này là “đạt yêu cầu chất lượng”. Tuy nhiên, dư luận vẫn không thể không đặt nghi vấn xung quanh vụ rút ruột của công trình này bởi vào đầu tháng 12 năm 2008, cơ quan Công an đã phát hiện toàn bộ 48 ống sinic (thiết bị dùng để kiểm tra chất lượng công trình qua hệ thống siêu âm) trong 12 cọc khoan nhồi nằm trong mố A2 không được bơm vữa sika. Do vậy, sự hoài nghi của dư luận không phải là không có cơ sở. Cũng chính vì vậy, sự lo âu lại dành cho khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, làm sao có thể đi trên những nhịp cầu có thể gãy chỉ vì... gió to?

Rồi chỉ ít ngày sau đó, đúng vào “thứ sáu, ngày 13”, ngày đen đủi theo quan niệm phương Tây, vụ tai nạn thảm khốc trên đèo Đại Ninh đã làm hơn 20 du khách nước ngoài chết và bị thương. Điều quan ngại là sau khi sự việc xảy ra, vấn đề ai là người chịu trách nhiệm về sự an toàn của con đường thì mới tá hỏa bởi nguyên Tổng giám độc EVN đổ cho tỉnh, còn tỉnh phủ nhận và cho biết đó là con đường... vô chủ? Và trong lúc chờ “hạ hồi phân giải”, cách tốt nhất là cắm... biển cấm. Theo ông Ngô Quang Đảo, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, vụ việc này cần xác định rõ nguyên nhân tai nạn, nếu lỗi do đường kém chất lượng thì trách nhiệm thuộc về người quản lý đường. Nhưng do là con đường “vô chủ” nên có nghĩa là cho đến lúc này, chưa có ai phải chịu trách nhiệm cả. Người đi đường lại thêm một nỗi lo chưa có trong từ điển: Nỗi lo “đường vô chủ”.

Những nỗi lo chưa kịp tiêu tan thì nỗi lo khác lại ập đến. Đó là thông tin về nguồn nước nhiễm độc ở Hà Nội với những xét nghiệm “kinh hoàng”, là nỗi lo dầu tắm, gội JOHNSON”S BABY dành cho trẻ em có chứa hóa chất gây ung thư... Thế nhưng tất cả dường như vẫn còn quá “vi mô” so với thông tin về kinh tế Việt Nam năm 2009 được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đưa ra tại Hội nghị quốc tế về Kinh tế đối ngoại ngày 17/3 vừa qua tại Hà Nội. Nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, dù gặp nhiều khó khăn nhưng mức tăng trưởng cũng sẽ đạt được 5 – 6%. Có ý kiến ít lạc quan hơn thì cho rằng chúng ta chỉ đạt ở mức tăng trưởng 3%. Đặc biệt là dự đoán của Giám đốc phụ trách Đông Nam Á của cơ quan Tình báo kinh tế (EIU – thuộc tập đoàn The Economist) gây sốc cho hội nghị khi họ cho rằng kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 0,3%. Đây là con số khá bi quan nhưng cho dù đó là sự thật thì cũng phải công bằng rằng trong một thế giới đầy những biến động bi quan của kinh tế thế giới, việc tăng trưởng dù ít, dù nhiều cũng là một thành quả đáng ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam. Đã đến lúc phải phát huy tổng thể sức mạnh dân tộc cùng tham gia để vượt qua trở ngại cam go này. Chống khủng hoảng kinh tế phải được coi là sứ mạng của toàn dân tộc.

bùi hoàng tám





Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có văn bản chấp thuận

Bản quyền thuộc về: Báo điện tử Nhà báo & Công luận