(NB&CL) Trong thế giới đầy bất ổn hiện nay, những người làm báo đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Họ không chỉ phải vượt qua sự đe dọa đến tính mạng, mà còn phải đương đầu với vô vàn khó khăn khác.
Tháng 8 năm 2021, nhà báo Afghanistan Shukrullah Esmat buộc phải gói ghém đồ đạc vào vài chiếc vali và rời khỏi đất nước. Trước đó, anh từng có kinh nghiệm làm biên kịch và đạo diễn phim, làm việc tại Đài phát thanh Killid - một tổ chức truyền thông địa phương. Esmat sống cùng vợ và hai đứa con nhỏ. Ba năm sau, giữa mùa đông giá lạnh ở Đức, anh hoài niệm cuộc sống hoàn hảo của mình trước đây.
Khi Taliban trở lại nắm quyền, hàng chục nhà báo phải trốn chạy khỏi Afghanistan để tránh sự trả thù. Một số tổ chức báo chí trên thế giới đã giúp Esmat, lúc đó 29 tuổi, rời khỏi đất nước đến Pakistan, nơi họ sắp xếp chỗ ở cho anh và gia đình cho đến khi họ nhận được visa nhân đạo để đến Đức.
Không chỉ tại Afghanistan. Số lượng nhà báo phải rời bỏ quê hương đang gia tăng mạnh mẽ. Theo một thống kê, ít nhất 460 nhà báo từ 62 quốc gia đã nhận được hỗ trợ tài chính để rời khỏi đất nước của họ vào năm 2023, gần gấp đôi so với năm 2022. Hiện tượng này đang gia tăng vì nhiều lý do: chiến tranh, nội chiến và cả sự bùng nổ các tổ chức băng đảng.
Khi các nhà báo phải sống lưu vong, một trong những thách thức lớn nhất là học ngôn ngữ mới. Yulia Valova - một nhà báo Ukraine, phải rời khỏi đất nước vài tháng sau khi Nga phát động cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2 năm 2022. Valova đã chuyển đến Đức và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm vì không biết tiếng Đức. Cô gửi hồ sơ xin việc đến hàng chục tòa soạn nhưng chỉ nhận được một phản hồi từ Tagesspiegel, một tờ báo địa phương ở Berlin. Tuy nhiên, hợp đồng của cô đã kết thúc và hiện cô chỉ làm việc tại đây không thường xuyên với mức lương thấp.
Esmat và nhiều nhà báo khác gặp phải rào cản ngôn ngữ khi đến các quốc gia mới, khiến họ không thể ứng tuyển vào các vị trí trong tòa soạn cho đến khi đạt ít nhất mức tiêu chuẩn C1 về ngôn ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải ngừng làm việc và mất đi các nguồn tin.
Bảo vệ các nhà báo, bảo vệ quyền được biết
Các nhà báo lưu vong thường xuyên phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tinh thần. Việc rời khỏi quê hương một cách bất đắc dĩ là một trải nghiệm rất đau buồn và căng thẳng.
Cinthia Membreño - một nhà báo Nicaragua, chia sẻ rằng sự bất định và nỗi buồn chia xa gia đình, bạn bè và truyền thống khiến tình trạng tâm lý của cô luôn căng thẳng. Juan Luis Font - một nhà báo Guatemala 56 tuổi với 33 năm kinh nghiệm và buộc phải rời Guatemala vì bất ổn chính trị, cho biết ông thường xuyên lo lắng về tương lai và cảm thấy đau lòng khi không thể ở bên mẹ mình lúc bà qua đời.
UNESCO: Bạo lực chống lại các nhà báo môi trường đang gia tăng
Các nhà báo đưa tin bảo vệ môi trường đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết vào đầu tháng 5/2024. Báo cáo nhấn mạnh rằng 44 nhà báo viết về môi trường đã bị sát hại từ năm 2009 đến năm 2023. Ngoài ra, hơn 70% trong số 905 nhà báo mà cơ quan này khảo sát ở 129 quốc gia cho biết họ đã bị tấn công, đe dọa và bạo lực chống lại họ ngày càng trở nên tồi tệ, với 305 vụ tấn công được báo cáo chỉ trong 5 năm qua.
Để giúp đỡ các nhà báo phải rời bỏ quê hương vì xung đột vũ trang và bất ổn địa chính trị, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra các chương trình hỗ trợ như cung cấp học bổng, hỗ trợ tâm lý và đào tạo nghề nghiệp. Tổ chức JX Fund và nhiều tổ chức khác đã và đang cố gắng tạo ra những mạng lưới hỗ trợ giúp các nhà báo này có thể bắt đầu lại sự nghiệp ở một quốc gia mới. Họ cung cấp các khóa học về ngôn ngữ, kỹ năng báo chí và kết nối các nhà báo với nhau để tạo ra một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau.
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi nhà báo như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã liên tục kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ các nhà báo khỏi các mối đe dọa. Các quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà báo phải rời bỏ quê hương bằng cách cung cấp nơi trú ẩn an toàn và sự hỗ trợ.
Giám đốc điều hành Winterhager của tổ chức JX Fund nhấn mạnh rằng chỉ riêng việc giúp đỡ phê duyệt visa đã là một bước tiến lớn. Ngoài ra, các nước cũng có thể tài trợ cho các phương tiện truyền thông để có thể các nhà báo đang gặp khó khăn ở quê nhà tiếp tục công việc của họ.
Nhà báo Cinthia Membreño cho rằng khi một cuộc khủng hoảng lớn xảy ra, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng cần có một sự chung tay, từ các tổ chức đến cá nhân từng độc giả, để sự hỗ trợ này trở nên bền vững và mạnh mẽ hơn.
Song nghề báo, dù nguy hiểm, vẫn là một công việc cần thiết để giúp mọi người biết điều gì đang xảy ra, ngay cả trong bom đạn hay những thảm họa thiên nhiên tàn khốc. Những nhà báo phải rời bỏ quê hương, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vẫn kiên định với nhiệm vụ của mình.
Đặc biệt, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu hiện nay, việc bảo vệ và hỗ trợ các nhà báo không chỉ là bảo vệ một nghề nghiệp mà còn là bảo vệ một giá trị cốt lõi của nhân loại: quyền được biết và quyền được nói lên ý kiến của mình.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Meta đã bị EU phạt gần 800 triệu euro với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liên kết dịch vụ 'rao vặt' Marketplace với mạng xã hội Facebook.
(CLO) Việc tỷ phú Elon Musk ủng hộ ông Donald Trump dự kiến sẽ giúp mạng xã hội X (trước đây là Twitter) khôi phục kinh doanh, khi một số thương hiệu bắt đầu quay lại quảng cáo trên nền tảng này để tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền mới.
(CLO) Ngày 12/11, các tờ báo lớn của Pháp, bao gồm Le Monde, Le Figaro và Le Parisien, cho biết họ đang có hành động pháp lý chống lại mạng hội X, cáo buộc nền tảng này sử dụng nội dung của họ mà không trả tiền.
(CLO) Các nhà quảng cáo dự kiến sẽ chi số tiền kỷ lục là 10,5 tỷ bảng cho quảng cáo Giáng sinh tại Vương quốc Anh trong mùa này, song không ưu tiên cho truyền hình truyền thông.
(CLO) Vào đầu thế kỷ 19, thủ đô London của Vương quốc Anh có hàng chục tờ báo in hàng ngày. Nhưng ngày nay, việc các tờ báo thay đổi định dạng đã đánh dấu sự kết thúc của tin tức địa phương hàng ngày trên báo in.
(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu.
(CLO) Bốn tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) gồm Microsoft, Meta, Amazon và Alphabet tiếp tục tăng mạnh chi tiêu vào trí tuệ nhân tạo (AI) với dự báo tổng mức đầu tư sẽ vượt 200 tỷ đô la trong năm nay và còn tăng thêm trong năm 2025.